BÀI HỌC TỪ LỊCH SỬ VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG BÁO ĐEN

Phong trào #BlackLivesMatter cho thấy rõ ràng rằng nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trên nước Mỹ ngày nay, kể cả sau những công cuộc đấu tranh của phong trào dân quyền những thập kỷ trước. Nhiều người trẻ hiện đang tìm câu trả lời cho những vấn đề xã hội. Là những người Marxist, chúng ta phải đứng trên tuyến đầu trong công cuộc chống lại mọi hành động phân biệt, bất kể hình thức của chúng là gì đi nữa. Chúng ta tin rằng cuộc chiến chống phân biệt này phải được kết hợp với công cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản và ủng hộ chủ nghĩa xã hội của giai cấp công nhân. Đây là một cơ hội để chúng ta có thể nhìn lại và học từ những thành công và thất bại của một trong những giây phút huy hoàng nhất mà phong trào chúng ta đã từng thấy.


Năm mươi năm đã qua kể từ khi Malcolm X bị ám sát vào ngày 21 tháng 2 năm 1965. Ba năm sau đó, vào ngày 4 tháng 4, Martin Luther King Jr cũng đã ngã xuống sau phát đạn của một sát thủ. Con đường chính trị của hai nhà lãnh đạo kiệt xuất này đã bị che mờ bởi những người đã cố tình vấy bẩn di sản của họ. Công cuộc đấu tranh cách mạng trong những năm cuối đời của những người này đã bị chôn vùi dưới một núi những lời xúc phạm và những bài ca mang đầy tính đạo đức giả. Như Lenin đã đề cập đến điều này trong tác phẩm Nhà nước và Cách mạng khi viết về cách mà những nhà cải cách phân tích hệ tư tưởng của Marx:

“Ngày nay học thuyết của Marx đang ở trong tình huống mà trước kia học thuyết của các nhà tư tưởng cách mạng và của các lãnh tụ những giai cấp bị áp bức đấu tranh tự giải phóng đã gặp nhiều lần trong lịch sử. Khi các nhà lãnh đạo còn sống thì những giai cấp áp bức thường đền ơn họ bằng những sự truy nã không ngớt; chúng đón tiếp học thuyết của họ bằng một thái độ căm thù điên cuồng nhất, bằng những chiến dịch nói dối và vu cáo trắng trợn nhất. Nhưng sau khi họ chết, chúng tìm cách biến họ thành những thần tượng vô hại, có thể nói là liệt họ vào hàng các vị thánh, gắn lên tên tuổi họ một ít vinh quang để an ủi và mê hoặc các giai cấp bị áp bức; đồng thời chúng tước hết nội dung của học thuyết cách mạng của họ đi, tầm thường hoá học thuyết đó và làm cùn đi khía cạnh cách mạng sắc bén của nó.”

Đảng Báo đen được thành lập vào tháng 10 năm 1966, giữa hai vụ ám sát của Malcolm và Martin. Những năm trước và sau đó là một thời kỳ đầy sóng gió. Đó là một thời kỳ mà xã hội bị chia rẽ sâu sắc, và được điểm xuyết bởi sự phát triển và suy thoái của nền kinh tế hậu chiến, sự phi công nghiệp hoá lan dần ra khắp đất nước, cao trào của chiến tranh Việt Nam và các cuộc biểu tình chống lại nó, kể cả những vụ ám sát chính trị chồng chất lên nhau. Trong những khu nội đô bị bỏ bê người Mỹ da đen tự thả mình vào vòng xoáy của công cuộc đấu tranh. Ánh mắt của họ tập trung vào tính phân biệt chủng tộc ăn sâu vào gốc rễ của hệ thống, và họ chống lại mọi nỗ lực cố kiếm chế và đạp đổ danh dự của những người phải chịu áp bức và bóc lột một cách trắng trợn nhất.

Công cuộc đấu tranh này có nhiều dạng khác nhau: từ việc biểu tình ngồi ôn hoà cho đến đấu tranh có vũ trang; từ biểu tình cho đến đột kích cảnh sát; từ việc sinh viên độc chiếm các toà nhà cho đến việc binh lính ở Việt Nam ám sát những sĩ quan bất tài và phản động; từ những chương trình cung cấp bữa sáng và kiến thức cho đến vận động chính trị. Tất cả quần chúng da đen lúc đó đều sẵn sàng hành động. Những người tổ chức công đoàn, sinh viên đại học, cựu chiến binh, những con chiên đạo Báp-tít, cộng đồng Hồi giáo da đen, và đến cả các băng đảng đường phố, tất cả đều chung sức đấu tranh. Nhưng yêu cầu đậm chất giai cấp đã được đưa ra, bao gồm "Ai ai cũng có việc làm!" và "Vì việc làm cho mọi người!". Một đống tư tưởng hổ lốn, và không ít phần bối rối, đã len lỏi vào tâm trí mọi người: chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa Guevara, chủ nghĩa dân tộc da đen, chủ nghĩa chống đế quốc, chủ nghĩa thế giới thứ ba, chủ nghĩa sinh viên, chủ nghĩa công nhân, chủ nghĩa thời đại mới và vô vàn biến thể khác. Tinh thần cách mạng cũng được thể hiện thông qua sự bùng nổ của nghệ thuật và văn hoá dưới đủ mọi dạng khác nhau, như là âm nhạc, kịch, vũ điệu, thơ ca, phim ảnh và nghệ thuật đường phố.

Nhưng sự phun trào năng lượng này chưa thể biến đổi cái gốc của xã hội. Chủ nghĩa tư bản được sống lại một lần nữa. Và vì vậy, sự thối nát của phân biệt chủng tộc vẫn đang sôi sục trong đốm lở loét trên cơ thể của giai cấp công nhân ngày nay. Thiếu đi hệ thống lãnh đạo và tổ chức cách mạng, cũng như là hệ tư tưởng, phương pháp, cách nhìn và độ tường minh chính trị của chủ nghĩa Marx thì năng lượng sôi sục của phong trào dần biến mất. Chủ nghĩa tư bản đã tự cân bằng lại, và tiếp tục công cuộc theo đuổi lợi nhuận đẫm tính trác táng của nó. Những năm 60 trôi dần đến những năm 70 rồi những năm 80, và những phong trào công nhân và xã hội đã từng làm rung chuyển tận gốc giai cấp thống trị giờ đã tiến vào quá trình suy tàn kéo dài. Những công nhân da đen là những người bị ảnh hưởng nặng nhất khi mà nền kinh tế hậu chiến đã ngừng phát triển, và nhiều ngành công nghiệp sụp đổ.

Đối với những ai muốn học hỏi từ thời kỳ này, không có trải nghiệm nào đáng xem xét hơn là sự phát triển và suy tàn của đảng Báo đen. Từ một vài nhà hoạt động tại Oakland thuộc bang California, nó đã phát triển và trở thành cái tên quen thuộc cả trong nước và quốc tế, và đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Điểm mạnh và điểm yếu của ĐBĐ đã được đề cập một cách chi tiết bởi người khác. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ tập trung vào sự phát triển vượt bậc và sụp đổ nhanh chóng của đảng, và những bài học có thể rút ra từ trải nghiệm này.

Vậy thì những điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị nào đã dẫn đến sự phát triển và suy tàn của đảng Báo đen? Tại sao những phong trào công nhân và phe cánh tả không lấp đầy lỗ hổng mà đảng để lại? Tại sao những nỗ lực của đảng Báo đen không đủ để có thể xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân? Ta có thể dùng những chiến thuật nào để vươn tới chủ nghĩa xã hội?

Là những người Marxist cách mạng quyết tâm đấu tranh để đạt được chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ của chúng ta không phải là để tôn vinh hay là hạ thấp trải nghiệm của giai cấp chúng ta. Thay vào đó, chúng ta phải tách rời quy luật biện chứng của bất kỳ hiện tượng nào, chọn những yếu tố tinh tuý nhất và lọc bỏ mọi thứ khác, hiểu rõ động cơ của nó, và từ đấy hiểu được sự vật một cách sâu sắc và khách quan hơn. Theo những quy luật này, chúng ta sẽ xem xét sự khởi đầu và cái kết của đảng Báo đen.

Phong trào dân quyền

Sự phát triển và quỹ đạo di chuyển của đảng Báo đen không thể được tách rời khỏi ngữ cảnh lịch sử, cũng như là những điều kiện mà trong đó nó được sinh ra và phát triển. Cuối những năm 1960 và đầu năm 1970 là thời kỳ giới trẻ trở nên cấp tiến một cách rộng rãi. Việc phản đối chiến tranh Việt Nam đã lên đến cao trào. Các cuộc biểu tình nổ ra tại Washington, còn sinh viên thì chiếm đóng trường. Ở các nước khác thì cách mạng sôi sục tại Pháp, Czechoslovakia và Pakistan. Ở Mexico thì một phong trào sinh viên đã diễn ra, cũng như là một cuộc thảm sát.

Cách mạng chống thực dân bùng nổ tại Châu Phi và Châu Á, và Châu Mỹ Latin thì bị tàn phá bởi chiến tranh du kích. Những tổ chức theo khuynh hướng Stalin và Mao khiến tình hình chính trị toàn cầu trở nên rối loạn. Tổ chức Sinh viên vì Xã hội Dân chủ trở thành đường truyền cơn tức giận của sinh viên lên khuôn viên trường. Cánh Tân tả đã góp gió vào cơn bão tư tưởng đang quấy phá đầu óc của giới trẻ. Hiện tượng chia rẽ ở Mỹ thường bị điểm xuyết bởi những vụ cảnh sát bạo hành người biểu tình và những cuộc "bạo loạn sắc tộc" diễn ra khắp đất nước.

Trong khi hiện tượng hỗn loạn này diễn ra thì đảng Báo đen được thành lập vào thời kỳ cuối của phong trào dân quyền, khi mà sự nhiệt huyết của quần chúng lao động da đen đều đã cạn kiệt. Cuộc chiến lấy lại quyền bình đẳng về dân chủ thực sự là một phong trào quần chúng, kéo dài đến hàng thập kỷ. Nó bắt nguồn từ phong trào đấu tranh của những cựu chiến binh thế chiến thứ nhất và cả Hội anh em khuân vác (BSCP), tổ chức lao động do người da đen lãnh đạo đầu tiên được nhận vào Liên đoàn Lao động Mỹ. Kể từ những năm 1920, những lãnh đạo BSCP có tên C.L. Dellums và A. Philip Randolph là những người tiên phong trong phong trào đấu tranh chống lại hiện tượng bất bình đẳng sắc tộc và phân biệt chủng tộc diễn ra khắp miền Nam nước Mỹ.

Nhiều tổ chức và phong trào đã được sinh ra và thử sức vào những năm đầu của thế kỷ 20. Những lãnh đạo và trí thức như Booker T. Washington, Marcus Garvey, và W.E.B. DuBois đã đề xuất ra hàng loạt giải pháp khác nhau, từ "muốn ăn tự lăn vào bếp" và phục tùng chế độ hiện tại, cho tới phân chia sắc tộc cực đoan và phong trào "Phi tiến", chủ nghĩa liên Phi, phong trào đòi bình đẳng bằng vũ trang, và cả chủ nghĩa xã hội. Vào những năm 1930, miền nam nước Mỹ bị chấn động bởi sự phát triển của Đại hội Các tổ chức Công nghiệp (CIO), đặc biệt là trong ngành dệt may. Sự bất mãn đã ngày càng nghiêm trọng hơn sau thế chiến II, khi mà hàng loạt cựu chiến binh trở về và quả quyết rằng họ sẽ không chấp nhận tình trạng "công dân bậc hai" và đòi việc làm.

Khi chiến tranh nổ ra thì cũng đúng lúc cuộc "Đại di cư vĩ đại" của những người da đen từ miền Nam đến những trung tâm công nghiệp ở phía Bắc, Trung Tây và Tây bắt đầu. Hàng triệu người lũ lượt kéo ra khỏi miền Nam phân biệt chủng tộc để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn cho gia đình và cho chính mình. Những người này nhanh chóng nhận ra rằng ngôi nhà mới của họ cũng chứa đầy sự thù địch và phân biệt. Những sự việc như là Vệ binh Quốc gia được triệu hồi để đảm bảo ngôi trường cấp ba không phân chia giữa các sắc tộc, cho tới phong trào tẩy chay xe buýt tại Montgomery, đến những con chó cảnh sát và vòi rồng tại Birmingham đã cho thấy rằng những phong trào tưởng như là chỉ diễn ra ở miền Nam đã dần lây lan ra khắp cả đất nước. Sau nhiều hy sinh, phiên tòa và sai lầm, một số quyền dân chủ hạn chế đã được kéo ra khỏi bàn tay của giai cấp thống trị, và hệ thống phân biệt chủng tộc tại miền Nam đã bị dỡ bỏ trên lý thuyết. Những người đã tham gia vào những cuộc chiến trọng điểm này đã dần trở về "cuộc sống bình thường", và mực nước của phong trào đấu tranh giai cấp đã dần tụt lại.

Khi phong trào đòi quyền dân sự đang diễn ra thì những tổ chức như là Hội đồng Phối hợp Sinh viên Ôn hoà (SNCC) đã được thành lập. SNCC này được coi như là phe thanh niên của tổ chức do Martin Luther King Jr thành lập có tên Hội Lãnh đạo Công giáo Miền Nam (SCLC).Tổ chức này đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức những "chuyến đi tự do" và chuyến đi giúp đăng ký bầu cử tại những khu vực cánh hữu và lạc hậu nhất ở miền Nam. Hàng trăm thanh niên da đen và da trắng đến từ ngoài khu vực này đã mạo hiểm mạng sống của mình để tham gia vào những chiến dịch đòi quyền bình đẳng này, và nhiều người trong số họ có liên kết với Quốc hội Bình đẳng Sắc tộc (CORE). Một số người còn mất mạng khi đang cố chống lại những quy luật về phân biệt chủng tộc, và khi đang cố từ chối chấp nhận chế độ khủng bố của hội Ku Klux Klan. SNCC còn đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức chuyến "Đi bộ vì việc làm và tự do" của King Jr vào năm 1963.

Quyền Da đen

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động trẻ ngày càng trở nên chán nản trước phương thức ôn hoà của những lãnh đạo như King Jr., của cả phe đồng minh, và đảng Dân chủ. Những thanh niên này tự mình hiểu rằng những người bị bóc lột không thể tồn tại cùng với những người đang bóc lột họ, và hiểu rằng việc làm cho chủ nghĩa tư bản dễ chịu hơn bằng cách thực hiện một số cải cách đây đó là không đủ. Một số người trong số họ còn tham gia thành lập Tổ chức Tự do Hạt Lowndes (LCFO). Những nhà hoạt động LCFO có vũ trang đã mở ra chiến dịch bầu cử để thách thức cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hoà, và nhờ đó mà 2,500 cử tri da đen đã được đăng ký bầu cử trong khu vực hội KKK hoạt động mạnh nhất tại Alabama. Dù chiến dịch bầu cử thất bại nhưng phương thức sử dụng vũ trang đã lan toả đến nhiều nhà hoạt động da đen trên khắp đất nước. Họ đã chọn biểu tượng là một con báo đen.

Bực bội về việc không có được kết quả nhanh chóng, SNCC đã tìm đường tắt và đã tự đổi mới về mặt chiến thuật vào năm 1966 dưới sự lãnh đạo của Stokely Carmicheal. Họ tuyên bố rằng ngọn đèn soi đường chính là tư tưởng "Quyền da đen", tức là sức mạnh chính trị và quyền tự chủ của người da đen, vì người da đen, và cho người da đen. Đảng sau đó đã khai trừ tất cả các thành viên da trắng. Quyết định gây chia rẽ sự đoàn kết này gặp phải sự chống cự có phản xạ từ những thành viên thông thường của SNCC. Điều này được thể hiện rõ nhất qua tổng số phiếu bầu: 19 ủng hộ, 18 không ủng hộ và 19 phiếu trống. Nhưng điều này không ngăn chặn được hậu quả.

Trong hàng thập kỷ, người Mỹ da đen đã đấu tranh để đòi quyền được đối xử công bằng, đòi việc làm, và cơ hội cho mọi người. Giờ thì chủ nghĩa dân tộc da đen và chủ nghĩa ly khai đã được khổi phục và được một phần giới trẻ tiếp nhận. Bắt nguồn từ Alabama, khái niệm này đã dần lây lan ra khắp đất nước. Nhiều người da trắng bị khai trừ khỏi đảng SNCC đã trở lại khuôn viên trường và trở thành hạt nhân của phong trào chống chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, nỗ lực đoàn kết đấu tranh để thay đổi xã hội đã bị huỷ hoại một cách nghiêm trọng.

Đảng Báo đen thành lập

Sự nôn nóng và ưa mạo hiểm của một bộ phận những nhà hoạt động trẻ là minh chứng cho sự tuyệt vọng của những bộ phận khác của phong trào. Những người này cảm thấy rằng phong trào quần chúng của những thập kỷ trước đang hạ nhiệt mà vẫn chưa đạt được những mục tiêu đã đề ra. Tinh thần liều lĩnh này được thể hiện qua hành động khủng bố của hội Weather Underground, một tổ chức có tiền thân là SDS.

Những bộ luật nhằm đảm bảo bình đẳng về chủng tộc đã được thông qua, nhưng điều tương tự chưa thể đạt được trên diện rộng đối với việc làm, y tế, giáo dục, giao thông công cộng, nhà ở và cơ sở vật chất. Những người ít được hưởng lợi từ những bộ luật này nhất chính là những người Mỹ da đen trẻ. Cuộc chiến giành bình đẳng đúng nghĩa vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Nhưng cánh tả lúc đó còn yếu, phân mảnh, và bối rối về mặt tư tưởng. Những lãnh đạo lao động cánh hữu đã quyết định hợp tác thân thiện đối với chủ doanh nghiệp. Do vậy nên chỗ trống trong ghế lãnh đạo chính trị trong những khu đông người da đen nghèo sinh sống đã được lấp đầy bởi những nhóm như là đảng Báo đen.

Được lấy cảm hứng bởi lời kêu gọi đấu tranh "bằng mọi cách có thể" của Malcolm X, Huey Newton và Bobby Seale đã thành lập đảng Báo đen Tự vệ vào ngày 15 tháng 10 năm 1966. Tên gọi và biểu tượng của họ được chọn để bày tỏ sự tôn trọng tới việc làm của LCFO tại Alabama. Đảng cho rằng khái niệm "Quyền da đen" bao quát một vùng rộng hơn chính trị và cho rằng "bằng mọi cách có thể" bao gồm tự trang bị vũ trang cho chính mình để bảo vệ người da đen đang bị cảnh sát bạo hành. Đảng Báo đen cho rằng mọi việc sẽ không còn trở lại bình thường nữa, và họ sẽ không để bất kỳ ai ngăn họ cất lên tiếng nói của mình.

Súng và kính râm

Chương trình, hình ảnh và tinh thần chiến đấu của đảng đã kéo theo sự ủng hộ từ một phần giới trẻ da đen, và đảng bắt đầu phát triển nhanh chóng. Đoạn trích từ phiên toà của một cựu thành viên đảng Báo đen đã cho ta thấy được tại sao mọi người lại bị đảng lôi cuốn trong thời gian đầu:

Bên nguyên: Tại sao cậu tham gia đảng?

Cựu đảng viên: Tôi nghĩ rằng đảng Báo đen đang làm những thứ cần phải làm. Họ đang đấu tranh chống lại phân biệt chủng tộc, và tôi nghĩ rằng đảng đang làm điều cần thiết để có thể đối phó với vấn nạn này.

Bên nguyên: Tại sao cậu lại chọn đảng Báo đen thay vì những tổ chức khác đã tồn tại trước nó?

Cựu đảng viên: Những tổ chức đó đã tồn tại từ lâu rồi nhưng vấn đề vẫn tồn tại. Đảng Báo đen mới xuất hiện và tôi nghĩ rằng cách làm việc của họ có thể giải quyết được vấn đề.

Bên nguyên: Đảng Báo đen có những chiến lược nào mà cậu nghĩ là có thể có lợi hơn?

Cựu đảng viên: Có, đó là vận dụng quyền tự vệ chính đáng mà chúng tôi được hưởng, thay vì tuân theo phương pháp phi bạo lực.

Ban đầu thì mục tiêu chính của đảng là việc tổ chức ra những đội tuần tra có vũ trang tại Oakland để làm lộ, ngăn chặn và chống lại cái mà đảng coi là "quân đội chiếm đóng của cảnh sát". Vào ngày 25 tháng 4 năm 1967, số đầu tiên của tờ báo đảng The Black Panther ra đời. Vào ngày 2 tháng 5, hành động của họ đã lên cấp độ mới. Sau khi đã tính toán cẩn thận, đảng đã cử 26 thành viên mang súng và mặc áo khoác da, đội mũ nồi và đeo kính râm đến thủ đô bang California là Sacramento để phản đối một điều luật có thể ngăn chặn việc mang vũ khí có nạp đạn trong môi trường công cộng.

Những thành viên này đã gần như ngay lập tức thành những hình ảnh gây sốc của đảng Báo đen, thứ đã xuất hiện trên mặt báo và các bản tin trên khắp thế giới. Truyền thông đã đưa tin rằng "Nghiêm túc và lặng lẽ, một hàng người da đen tức giận, tay cầm súng đã xông vào Sacramento".

Người sáng lập đảng Huey Newton lớn lên trên đường phố khắc nghiệt của Oakland. Ông rất thông minh, có giác quan chính trị sắc bén và tính cách vô cùng lôi cuốn. Nhưng ông cũng có mặt tối. Trong suốt cuộc đời của mình thì ông thường dựa vào vũ lực để giải quyết các vấn đề. Từ đánh nhau với những đứa trẻ sống cùng khu phố tới việc quần nhau với cảnh sát và các thành viên băng đảng. Những hành động này đã khiến "Bộ trưởng bộ Quốc phòng" của đảng bị cáo buộc với các tội danh như là giết người trong suốt cả cuộc đời của mình.

Vào tháng 10 năm 1967, ông bị bắt và bị buộc tội đã giết một cảnh sát Oakland. Sau đó, thành viên gốc và tổng biên tập tờ báo đảng The Black Panther tên Eldridge Cleaver đã phát động phong trào "Tự do cho Huey". Hầu hết các năng lượng của đảng trong những năm sắp tới sẽ được bơm vào chiến dịch này. Phong trào mở rộng đã kéo theo việc mở ra các chi hội mới ở các thành phố trên khắp cả nước. Đảng cũng còn đã liên minh với những tổ chức cấp tiến khác như Hội Mũ nồi nâu, Phong trào người Mỹ Bản địa, Anh em thanh niên Puerto Rico và hội Chúa Trẻ.

Sau khi Newton được thả tự do thì việc cãi cự với cảnh sát vẫn kéo dài. Cùng lúc đó thì ông ta trở thành người nổi tiếng, và được nhiều người phe tư bản tiến bộ mời đi ăn. Những người nổi tiếng ở Hollywood và New York bắt đầu dồn tiền vào việc ủng hộ đảng, và những đóng góp này đã trở thành một nguồn vốn quan trọng. Những gương mặt này bao gồm Leonard Bernstein, Marlon Brando, Jane Fonda, Donald Sutherland, Harry Belafonte, Angie Dickinson và những ngôi sao khác đã ủng hộ đảng, vì họ tin rằng tình hình hiện tại cần phải thay đổi theo một cách nào đó. Vào năm 1970 thì Jane Fonda cho rằng đảng Báo đen là “Đội tiên phong cách mạng của chúng ta - ta phải ủng hộ họ bằng tình yêu, tiền bạc, và việc tự hi sinh.”

Vào tháng 2 năm 1968, Stokely Carmichael, nguyên chủ tích hội SNCC đã tham gia đảng Báo đen và được bổ nhiệm chức vụ “Thủ tướng.” Do vậy nên những ban quan trọng của đảng đã bị kéo sang tư tưởng dân tộc da đen. Một số bất đồng tình với hướng đi này đã rời khỏi đảng. Dưới thời của Carmichael thì đảng đã sử dụng các châm ngôn như là “Quyền da trắng cho người da trắng! Quyền da nâu cho người da nâu! Quyền da vàng cho người da vàng! Quyền da đen cho người da đen!” Nhưng câu nói này bề ngoài nghe đậm chất "dân chủ" và "đoàn kết" nhưng thực tế lại là minh chứng cho việc tự bán mình cho chế độ phân biệt chủng tộc, và đi ngược hẳn lại tư tưởng bình đẳng của hầu hết tầng lớp lao động da đen. Do họ là một cộng đồng thiểu số nên người Mỹ da đen sẽ không bao giờ có thể một mình chống lại tầng lớp tư sản.

Sự đoàn kết của tầng lớp lao động chính là sức mạnh chính của nó, và sức mạnh này phải được bảo vệ và nuôi dưỡng một cách kiên trì. Việc chia rẽ nó theo các yếu tố như là chủng tộc, tôn giáo hoặc giới tính có nghĩa là ta đã bị mắc vào bẫy "chia và trị" của tầng lớp thống trị. Nếu việc phân chia này là có lợi cho tầng lớp người bị bóc lột và áp bức thì tại sao đế chế La Mã và đế quốc Anh lại theo đuổi chính sách này khi họ nô dịch hoá hàng chục triệu người trong hàng thế kỷ?

"Phục vụ nhân dân" và các băng đảng đường phố

Đầu những năm 1968, đảng rao bán những cuốn Mao chủ tịch ngữ lục cho sinh viên đại học để có tiền mua súng. Xong sau đó, đảng đã yêu cầu mọi thành viên phải đọc cuốn sách này, và đã bắt đầu áp dụng tư tưởng "vì nhân dân phục vụ" trong các hoạt động chính trị của mình. Tới 1969 thì những dịch vụ xã hội đã trở thành hoạt động chủ yếu của thành viên đảng Báo đen, bao gồm Bữa sáng miễn phí cho trẻ, phân phát giày và quần áo, cũng như các trạm y tế.
Thoạt tiên, lấy phương châm "vì nhân dân phục vụ" làm mục tiêu cách mạng nghe khá cấp tiến, và việc cho trẻ đói có cái ăn là một mục đích rất đáng tán dương. Tuy nhiên, nhiệm vụ của một đảng cách mạng không phải là để cung cấp các dịch vụ thiện nguyện hay dịch vụ công... tức là lấp đầy khoảng trống để lại bởi nhà nước tư sản. Một vai trò mà đảng có thể đóng trong quá trình hoạt động của mình là tổ chức giai cấp công nhân và các tầng lớp dân cư rộng lớn để đòi hỏi sự viện trợ và cải thiện các dịch vụ xã hội từ nhà nước tư sản. Tuy nhiên, một đảng cách mạng chỉ có thể nỗ lực tổ chức quần chúng nếu có đủ số lượng cán bộ được đào tạo.

Khi một vấn đề xảy ra với tầng lớp lao động, chẳng hạn như một trận động đất hoặc một cuộc đình công kéo dài gây ra nạn đói trong gia đình của những người đình công, các nhà cách mạng chắc chắn có thể tổ chức viện trợ dựa trên giai cấp, nhưng đây chỉ là phụ trợ cho ưu tiên chính là việc xây dựng yếu tố chủ quan. Nếu chúng ta tập trung hoạt động chính trị vào các công tác từ thiện, danh sách các vấn đề dưới chủ nghĩa tư bản sẽ không bao giờ kết thúc, và chúng ta sẽ không bao giờ thành công trong việc xây dựng một tổ chức có thể lãnh đạo giai cấp công nhân để thay đổi xã hội và chấm dứt nhu cầu làm việc từ thiện như vậy mãi mãi. Ngay cả khi tầm quan trọng của giáo dục chính trị được thừa nhận bằng lời nói, trong thực tế, điều này chỉ dẫn đến chủ nghĩa tích cực thứ cấp, bất biến và một “cánh cửa xoay vòng” cho các thành viên.

Bài học then chốt từ đảng Bolshevik là một vài khẩu hiệu, ý chí thiện nguyện và làm việc chăm chỉ là không hề đủ để có thể đem đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ quan trọng nhất của một đảng cách mạng là xây dựng một khung cán bộ bắt rễ ở mọi nơi công sở, trường học và khu phố, những người có khả năng lãnh đạo giai cấp công nhân để nắm bắt quyền lực chính trị và kinh tế, từ đó cho phép nhân loại nói chung sử dụng tài sản xã hội để cải thiện chất lượng sống cho mọi người thông qua các thay đổi căn bản về cấu trúc xã hội. Chức năng đặc biệt và không thể thiếu của nó là cố kết một tổ chức của những tầng lớp ưu tú nhất của giai cấp công nhân, và thông qua họ, kết nối những ý tưởng này với những tầng lớp rộng lớn của giai cấp công nhân - động lực thực sự và duy nhất cho cách mạng.

Không có lối tắt để đến với quần chúng. Đảng trước tiên phải lao tâm khổ tứ để lắp ráp những hạt nhân đầu tiên của những cán bộ nòng cốt được đào tạo về lý thuyết. “Phục vụ nhân dân” rút cục chỉ là một hình thức của chủ nghĩa thay thế, của mưu toan thay thế các lực lượng nhỏ của đảng đại biểu cho ý thức và tổ chức của chính giai cấp công nhân. Do đó, sự nhầm lẫn chính trị, đã có mặt trong chương trình thành lập ban đầu, càng được củng cố, và việc Báo đen tập trung vào loại công việc này đã không dẫn đến việc xây dựng một cốt lõi những cán bộ Marxist được tôi luyện như thép.

Đàn áp nhà nước

FBI và cảnh sát địa phương đã để mắt đến Báo đen ngay từ đầu. Sau cuộc tuần hành của họ ở Sacramento và Huey Newton bị bắt giữ vì cáo buộc bắn cảnh sát, họ đã nhanh chóng trở thành kẻ thù công khai số một.

Bạo lực chính trị trong nước đang trở lên sôi sục. Sau khi Martin Luther King Jr. bị ám sát vào tháng 4/1968, bạo loạn đã nổ ra ở Washington, D.C, Baltimore, Louisville, Kansas City, Chicago, Detroit và Wilmington, Delaware. Chỉ vài ngày sau, Bobby Hutton mới 17 tuổi, người từng là thủ quỹ và người đầu tiên được tuyển vào Báo đen, đã bị cảnh sát Oakland giết chết sau vụ xả súng kéo dài 90 phút. Anh đã bị bắn mười lần khi cố bỏ chạy, không vũ trang, ra khỏi nhà, nơi đã bị cảnh sát đốt cháy để buộc anh phải ra ngoài. Vụ xả súng đã bắt đầu sau khi Hutton, Eldridge Cleaver và sáu người khác bị cáo buộc phục kích cảnh sát để yêu sách “trả tự do cho Huey.” Vào tháng 6 cùng năm, Bobby Kennedy đã bị sát hại. Bạo lực sau đó đã lan tới cả Hội nghị Quốc gia Dân chủ ở Chicago.

Giữa sự hỗn loạn không thể kiểm soát này, Giám đốc FBI J. Edgar Hoover , kẻ chống cộng điên cuồng, đã tận dụng cơ hội để trấn áp các tay súng trẻ da đen dám cầm súng và truyền cảm hứng cho sự không khuất phục các khu dân cư nghèo ở mọi thành phố lớn ở Mỹ. Ông đã giải phóng toàn bộ lực lượng của nhà nước để chống lại đảng Báo đen dưới hình thức COINTELPRO (Những kế hoạch bí mật và phi pháp của FBI), một chương trình bắt đầu vào năm 1956 với mục đích là nhằm “kích động chủ nghĩa bè phái, gây chia rẽ và thu thập những kẻ đào ngũ” bên trong đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Rất nhiều cách tiếp cận tương tự sẽ được thực hiện liên quan đến các Báo đen - với sự hỗ trợ đặc biệt của sự xảo trá và tàn bạo.

Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1968, người đàn ông của “luật pháp và trật tự” Richard Nixon giành chiến thắng, FBI đã gửi cho các văn phòng địa phương một bản nhắc nhớ kêu gọi “các biện pháp phản gián sáng tạo và cứng rắn với mục đích làm tê liệt Đảng báo đen.” Trong một bản nhắc nhớ khác, nó kêu gọi các đặc vụ “xây dựng các kỹ thuật phản gián cụ thể để phá vỡ hoạt động bất chính này.” “Hoạt động bất chính” trong vấn đề này gồm cả các chương trình ăn sáng của Báo đen, mà FBI sợ rằng sẽ tẩy não trẻ em với tuyên truyền về xã hội chủ nghĩa. Sự đàn áp có hệ thống đã được bắt đầu một cách nghiêm túc.

Mục đích của nhà nước là khủng bố Báo đen để chấm dứt sự tồn tại của nó và do đó dập tắt khát vọng của những người lao động và thanh niên da đen cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vào tháng 9 năm 1968 của J. Edgar Hoover đã có một tuyên bố khét tiếng rằng, “Đảng báo đen, không phải nghi ngờ gì, đại diện cho mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh nội bộ của đất nước,” về bản chất là một tuyên bố “mùa săn” lên đảng. Nó đã gửi một thông điệp tới cảnh sát rằng họ không cần phải lo lắng về các quy định pháp lý và “quy trình vận hành tiêu chuẩn.” và những nhân viên thực thi pháp luật, những người giúp hạ gục đảng Báo đen sẽ thấy triển vọng nghề nghiệp của họ được cải thiện đáng kể.

Vụ sát hại Fred Hampton

Fred Hampton là một trong những “nhà lãnh đạo tự nhiên” truyền cảm hứng nhất nổi bật trong Báo đen. Trẻ trung và ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng đồng thời cũng là một nhà diễn thuyết lôi cuốn và mạnh mẽ, với bản năng sắc sảo và sự gắn bó hữu cơ với người dân. Mới chỉ 21 tuổi, ông đã là chủ tịch của bộ phận Illinois đồng thời là phó chủ tịch quốc gia của Báo đen.

Trong một mong muốn sai lầm nhưng có chủ đích tốt nhằm tranh thủ tiềm năng của những người trẻ bị tước quyền, bộ phận Chicago của BPP đã thành lập một liên minh với băng đảng đường phố Blackstone Rangers. Sau vụ xả súng ở South Side của Chicago, Sở Cảnh sát Chicago đã tuyên bố trấn áp thẳng tay các băng đảng và đưa Báo đen vào danh sách những mục tiêu của họ. FBI đã thâm nhập vào đảng bằng cách tống tiền những tên tội phạm nhỏ dọc theo những đường lối sau: “Tham gia Báo đen, cung cấp cho chúng tôi thông tin và chúng tôi sẽ xem xét về việc giảm hoặc xóa bỏ các cáo buộc chống lại bạn.” Ở thời điểm mà Fred Hampton bị cảnh sát sát hại, ngày 4 tháng 12 năm 1969, một trong những người cung cấp thông tin cho FBI là người đứng đầu an ninh cho bộ phận Báo đen ở Chicago.

Vào đêm tháng mười hai định mệnh đó, 9 cảnh sát da trắng và 5 da đen đã đột kích vào căn hộ của Hampton lúc 4:00 sáng. Mark Clark, chỉ mới 17 tuổi, đang ngồi trong phòng khách để bảo vệ căn hộ, và là người đầu tiên bị bắn và giết bởi loạt đạn của Chicago P.D. Hampton đã bị bắn khi đang ngủ trên giường, và người vợ đang mang thai 8 tháng của anh cũng bị bắn nhưng may mắn sống sót. Sau khi cô ấy vấp ngã trong phòng với hai tay trong không trung, cô ấy xác nhận rằng có những phát súng bổ sung đã được bắn trong phòng ngủ nơi Hampton đã nằm trên vũng máu, và cô ấy nghe thấy một giọng nói, “Tốt, giờ anh ta đã chết.”

Cảnh sát và các quan chức nhà nước đã nói dối qua kẽ răng của họ để biện minh và che đậy vụ hành quyết trơ trẽn này. Ban đầu, họ tuyên bố Báo đen là người bắt đầu vụ nổ súng. Trên thực tế, trong số 90 viên đạn được bắn ra, chỉ có một viên được bắn bởi Báo đen, bởi Mark Clark, người có lẽ đã bóp cò theo phản xạ khi cơ thể anh ta dính đạn. Mặc dù tất cả những người sống sót trong căn hộ đã đầu hàng một cách hòa bình, họ đã bị bắt và bị buộc tội là “cố gắng giết chết cảnh sát và tấn công nghiêm trọng.” Các cáo buộc cuối cùng đã được bãi bỏ, và một vụ giải quyết ngoài tòa với giá 1,8 triệu đô la đã được các nguyên đơn giành được trong một vụ kiện sau đó vì vi phạm các quyền dân sự, mặc dù không có gì đáng ngạc nhiên là không có cảnh sát nào phải đi tù vì hành động của họ.

Trong đám tang của anh ấy, những tiếng la thét tự phát “Tôi là Fred Hampton!” đã quét qua đám đông những người than khóc. Ông đã bị nhà nước xét xử, kết án và xử tử chỉ bởi cái tội đã truyền cảm hứng cho những người khác chiến đấu với sự kiêu hãnh và phẩm giá vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Hampton là một nhân vật vô cùng truyền cảm hứng, đam mê và lôi cuốn. Nhiều trích dẫn phổ biến nhất từ ​​thời hoàng kim của Báo đen đến từ đôi môi của anh ấy. Ví dụ: “Chúng ta phải đối mặt với một vài sự thật. Rằng đông đảo những người nghèo khó, rằng đông đảo những người thuộc về những gì mà bạn gọi là tầng lớp hạ đẳng, và khi tôi nói về quần chúng ở đây, tôi đang nói về quần chúng da trắng, tôi đang nói về quần chúng da đen, và quần chúng da nâu, hay quần chúng da vàng cũng vậy. Chúng ta phải đối mặt với thực tế là một số người nói với bạn chiến đấu với lửa tốt nhất là bằng lửa, nhưng chúng tôi nói với bạn rằng dập lửa tốt nhất là bằng nước. Chúng tôi nói với bạn rằng không đấu tranh với phân biệt chủng tộc bằng sự phân biệt chủng tộc. Chúng ta sẽ chiến đấu với nạn phân biệt chủng tộc bằng sự đoàn kết. Chúng tôi nói với bạn rằng đừng đấu tranh với chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa tư bản đen; bạn phải chống chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.”

Tuy nhiên, giống như phần còn lại của lãnh đạo Báo đen, ông có cách tiếp cận gần như chiết trung đối với lý thuyết. Kết quả là một cảm hứng thường xuyên, nhưng đồng thời lại mâu thuẫn giữa chủ nghĩa dân tộc đen, chống chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Lúc đầu, các cuộc tấn công này chỉ khiến cho nhiều người hơn tập hợp ủng hộ Báo đen. Nhưng với sự nhầm lẫn và hỗn loạn ngày càng phổ biến trong tổ chức, việc FBI và cảnh sát thâm nhập là tương đối dễ dàng, họ đã tích cực sử dụng chiến tranh tâm lý để gây bất đồng, ghen tị, bất mãn và gây hoang mang về ý thức hệ để biến các nhà hoạt động đảng quay ra chống lại nhau. Cùng với các vụ ám sát có chọn lọc các nhà lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí và các vụ bắt giữ có chủ đích, đảng này đã dần suy yếu. Sự đàn áp của nhà nước làm trầm trọng thêm các quá trình đã được nhúng vào đảng, giúp giải phóng các động lực sẽ sớm vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến sự suy thoái không thể đảo ngược của nó.

Đỉnh cao và thoái hóa

Sự thiếu vắng một chính sách quốc gia mạch lạc đã dẫn đến sự tăng cường chủ nghĩa phiêu lưu và các sáng kiến ​​độc lập bởi nhiều chi nhánh được liên kết lỏng lẻo. Bạo lực giữa các đảng viên ngày càng trở nên phổ biến. Vào tháng 1 năm 1969, đã có một cuộc đấu súng giữa các thành viên Báo đen trước sân UCLA khiến hai người chết, trong một tranh chấp được cho là về sự lãnh đạo một chương trình nghiên cứu đen còn non trẻ. Một loạt những vụ bắt giữ kéo dài trong nhiều năm, các phiên xử ở tòa án, cáo buộc giết người, án tù, đấu súng, phục kích cảnh sát và các vụ ám sát theo sau đó. Eldridge Cleaver, người gần như chắc chắn là một kẻ phạm tội hãm hiếp hàng loạt và đang bị truy nã vì tội giết cảnh sát, đã bỏ trốn cùng với vợ của anh ta, Kathleen, để trốn tránh truy tố. Vào mùa xuân năm 1970, Chi nhánh Báo đen ở Oakland đã tham gia vào một cuộc phục kích khác nhắm vào các sĩ quan cảnh sát với súng và bom phân mảnh. Hai sĩ quan đã bị thương.

Tuy nhiên, Đảng vẫn tiếp tục phát triển. Đến cuối năm 1969, nó đã có 5.000 thành viên, 45 chi nhánh và bài báo của họ đã được phát hành tới 100.000 bản. Đến tháng 9 năm 1970, Báo đen đã đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng của nó, khi 7.000 người tham dự một phiên họp toàn thể của “Hội nghị lập hiến cách mạng Nhân dân” ở Philadelphia. Kế hoạch là tổ chức một Hội nghị lập hiến đầy đủ vào tháng 11 năm đó, với mục đích tập hợp lại nhiều phong trào khác nhau dưới một chương trình chung, bao gồm giải phóng đen, chống chiến tranh, độc lập cho Puerto Rico, hoạt động sinh viên, quyền phụ nữ, quyền đồng tính, lao động... Hàng ngàn người đã đến Washington D.C, chỉ để chứng kiến rằng chính quyền đã gây áp lực cho Đại học Howard và các địa điểm khác để không cho phép các cuộc họp được tổ chức theo kế hoạch.

Một loạt các cuộc họp nhỏ vô tổ chức đã diễn ra trong nhà thờ và các địa điểm nhỏ khác, nhưng hội nghị theo kế hoạch đã sụp đổ. Huey Newton tuyên bố ý định của đảng Báo đen là kêu gọi cuộc bỏ phiếu toàn dân (plebiscite) của Liên Hợp Quốc cho phép người da đen xác định mối quan hệ mà họ muốn có với chính phủ Hoa Kỳ. Ông cũng hứa sẽ có một hội nghị đầy đủ để hoàn thiện một hiến chương mới cho phong trào trong tương lai gần. Nó đã không bao giờ thành hiện thực. Với các văn phòng hiện có ở 68 thành phố, số lượng phát hành 250.000 cho tờ The Black Panther và hàng ngàn thành viên liên kết ít nhiều lỏng lẻo, đảng đã lên tới đỉnh của nó. Ngay sau đó, mâu thuẫn nội bộ, đàn áp nhà nước và các điều kiện khách quan thay đổi đã đẩy nó vào tình trạng suy giảm nhanh chóng và cuối cùng suy tàn.

Sự quấy rối và gây chia rẽ từ FBI

FBI bắt đầu gửi thư giả mạo cho các nhà lãnh đạo khác nhau với mục đích đẩy mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa họ đến điểm phá vỡ. Đảng cuối cùng đã tách ra vào tháng 3 năm 1971, trong một cuộc tranh luận trên truyền hình trực tiếp, công khai, sôi nổi giữa Huey Newton và Eldridge Cleaver, người đã được mời tham gia chương trình từ nơi lưu vong ở Algeria. Cleaver đang hướng tới chủ nghĩa cực tả, với chủ trương điên rồ là tiến hành chiến tranh du kích đô thị, trong khi Newton thì đang hướng tới chủ nghĩa cải cách, ủng hộ việc đảng giã từ vũ khí và hành động để cải thiện hệ thống từ bên trong. Cleaver đã bị trục xuất khỏi Ủy ban Trung ương và sau đó ông đã rời khỏi đảng. Về sau ông đã thành lập nhóm bán quân sự Giải phóng Đen của riêng mình.

Hậu quả của sự suy thoái lộn xộn này, cùng những nhượng bộ nhỏ từ giai cấp thống trị đối với một số yêu cầu của phong trào, thêm vào sự vãn hồi của chiến tranh ở Việt Nam, sự ủng hộ của công chúng đối với đảng bắt đầu suy giảm mạnh. Nhóm ngày càng bị cô lập. Bạo lực trong giới lãnh đạo đảng càng dẫn đến gia tăng việc trục xuất và đào tẩu, điều đã làm tiêu hao đi nhiều thành viên. Hàng trăm thành viên đã từ chức và ngay sau đó chọn các “phe đối lập nhau” trong trận chiến cho ý chí và cá nhân. Đảng ngày càng kiếm nguồn tài trợ cho hoạt động của mình thông qua giao dịch ma túy, tống tiền các doanh nghiệp nhỏ ở Oakland và các vụ cướp hộp đêm sau giờ làm.

Sự suy giảm tiếp tục trong suốt những năm 1970. Đến năm 1972, hầu hết các hoạt động của Báo đen tập trung vào trụ sở quốc gia và một trường học ở Oakland. Chi nhánh Nam California đã ngừng hoạt động và các thành viên của nó chuyển đến Oakland. Những tàn dư hoạt động ngầm của chi nhánh LA, ban đầu được hình thành từ băng đảng đường phố Slausons, cuối cùng đã trở lại với hoạt động của băng đảng.

Năm 1973, đảng bắt đầu tìm đến bầu cử chính trị như một cách thoát khỏi hiện trạng bế tắc. Bobby Seale đã ứng cử thị trưởng thành phố Oakland và thua cuộc, mặc dù ông đã nhận được một mức ấn tượng của 40% phiếu bầu. Những sự xích mích và hỗn loạn không ngừng đã khiến Huey Newton chìm vào sự hủy hoại bản thân bởi cocain và heroin. Đầu năm 1974, ông bắt tay vào một cuộc thanh trừng lớn, trục xuất Bobby và John Seale, David và June Hilliard, Robert Bay, và nhiều đảng viên hàng đầu khác. Hàng chục Báo đen khác trung thành với Seale đã từ chức và chia ly hoàn toàn với phong trào.

Vào tháng 8 năm 1974, Newton bị cáo buộc là đã sát hại Kathleen Smith, một cô gái điếm tuổi teen và trốn sang Cuba. Elaine Brown tiếp quản sự lãnh đạo của đảng mà bản thân vắng mặt và kéo nó sâu hơn vào trong bãi lầy. Năm 1977, Báo đen đã hỗ trợ ứng cử viên của Đảng Dân chủ cho chức thị trưởng, Lionel Wilson, người đã thành công trong nỗ lực trở thành thị trưởng da đen đầu tiên của Oakland. Sự hỗ trợ của họ đã được đưa ra để đổi lấy sự giúp đỡ của Wilson trong việc giảm các cáo buộc hình sự đối với đảng viên Flores Forbes, lãnh đạo phe bán quân sự địa phương của Báo đen, được biết đến như là Phật tử Samurai.

Năm 1975, Eldridge Cleaver đã thỏa hiệp với nhà nước và gần như tất cả các cáo buộc chống lại ông đã bị hủy bỏ. Anh trở về từ những năm tháng ở nước ngoài với tư cách là một Moonie (thành viên Giáo hội thống nhất), trước khi chuyển đổi sang Cơ đốc giáo tái sinh và rồi nghiện cocain. Đến năm 1997, một năm trước khi qua đời, ông đã đi đến kết luận sau đây, khác xa với chủ nghĩa cực tả trước đây của ông: “Tôi nghĩ rằng hệ thống tư bản có thể có một chương trình hành động đầy đủ, nhưng chúng tôi có một vấn đề về tinh thần và đạo đức ở Mỹ. Vấn đề của chúng tôi không phải là kinh tế hay chính trị; đó là chúng tôi đã không quan tâm đến nhau.”

Đến năm 1980, Đảng Báo đen chỉ còn 27 thành viên. Năm 1982, ngôi trường do Báo đen tài trợ cuối cùng đã bị đóng cửa sau khi rò rỉ tin rằng Newton đã biển thủ tiền từ đó để trả cho cơn nghiện ma túy của mình. Mặc dù điều này đánh dấu sự kết thúc chính thức cho các hoạt động của đảng, nhưng thực tế nó đã chết từ hơn một thập kỷ trước đó. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1989, Huey Newton đã bị bắn vào đầu ba phát ở Oakland bởi Tyrone Robinson, một thành viên băng đảng gia đình du kích đen. Một số người cho rằng đó chỉ là một rắc rối từ thỏa thuận mua ma túy, trong khi những người khác cho rằng đã có một hợp đồng đoạt mạng Huey bởi nhiều năm bị cáo buộc bắt nạt và ăn bám.

Các cựu Panthers khác đã bị cảnh sát săn lùng và giết hại trong nhiều năm, một số đã phải sống lưu vong. Eldridge Cleaver kết thúc những năm tháng cuối đời của mình với tư cách là một Mặc Môn Cộng hòa cánh hữu. Những người khác, chẳng hạn như Marion Barry và Bobby Rush, đã tham gia Đảng Dân chủ và tự mình tạo ra sự nghiệp tốt đẹp. Đó là kết thúc sướt mướt của những gì đã từng là ngọn hải đăng của hy vọng, thứ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới, “mối đe dọa lớn nhất” đối với nhà nước Hoa Kỳ. Làm thế nào mà mọi thứ có thể trật bánh? Những bài học nào mà những người Marxist ngày nay có thể rút ra từ đây?

Đấu tranh giai cấp và giai cấp công nhân

Bi kịch của Đảng Báo đen một phần lớn xuất phát từ những điều kiện khách quan mà trong đó nó xuất hiện, thời điểm mà phong trào rộng lớn của công nhân da đen cho sự thay đổi xã hội bước vào suy tàn. Sau những biến động của những năm 1950 và đầu 1960, phần lớn những người lao động da đen đã tham gia phong trào dân quyền chỉ cố gắng kiếm được việc làm và hưởng lợi từ sự bùng nổ sau chiến tranh một cách tốt nhất có thể. Mặc dù rất rõ ràng, có tiếng nói và chiến binh, tuy nhiên, đảng Báo đen chỉ đại diện cho một số ít người dân, chủ yếu là người da đen trẻ tuổi trong các khu vực nội thành. Họ có thể đã gây sốc và phá vỡ với hiện trạng, nhưng họ không ở trong vị thế để đóng cửa sản xuất, chiếm nhà máy hoặc tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ, phương pháp đấu tranh giai cấp cổ điển của công nhân. Thêm vào tất cả điều này là hệ tư tưởng chiết trung và không nhất quán của đảng. Nếu không có DNA chính trị rõ ràng và lành mạnh, ngay cả những tổ chức hay cá nhân có tinh thần tự hy sinh và nhiệt tình nhất cũng không thể hy vọng phát triển thành một lực lượng có thể nắm lấy quyền lực từ tay giai cấp tư bản và nhà nước của họ.

Trong một chừng mực nhất định, ta có thể so sánh nó với Quân đội Cộng hòa Ailen, Tổ chức Giải phóng Palestine, nhóm quốc gia Basque ETA, hay các tổ chức và phong trào khác tương tự. Nói tóm lại, mặc dù thành công ban đầu, Đảng Báo đen quá nhỏ bé, quá không tập trung về mặt tư tưởng và tổ chức, và trên hết, quá lạc lõng và mất kết nối với tầng lớp lao động rộng lớn hơn. Nó đại diện cho cơn thịnh nộ vô định của những người có thể nhìn thấy cơ hội lịch sử cho một sự thay đổi cơ bản đang tuột dần khỏi tay mà không chắc chắn làm thế nào để tiến về phía trước.

Chúng tôi đã thấy điều này nhiều lần trong lịch sử của giai cấp công nhân. Sau những nỗ lực lớn, bị đánh bại hoặc làm trật bánh bởi một phong trào cải cách, có một sự hướng nội của giai cấp, có thể được biểu lộ ra trong tất cả những loại chủ nghĩa hư vô, bi quan, mê tín và thiếu niềm tin vào giai cấp công nhân và viễn cảnh cách mạng.

Do đó, trên thực tế đó là một hành động bọc hậu, những nỗ lực anh hùng của một nhóm nhỏ những người gắng gượng để có thể và chủ yếu là để giữ cho phong trào chống đỡ lại tất cả các tỷ lệ cược, điều cuối cùng phân rẽ thành chủ nghĩa phiêu lưu của du kích đô thị ở một mặt, và mặt kia là cải cách hợp tác. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo đã lộn ngược chính mình, đảng bị cô lập thành công và dễ bị đè bẹp bởi các mưu toan, sự trấn áp và các nỗ lực để tuyển mộ thành viên của nó từ nhà nước.

Các nhà Marxist có cái nhìn dài hơi về lịch sử và hiểu rằng cuộc đấu tranh giai cấp luôn trải qua những thời kỳ bùng nổ cũng như suy thoái. Nếu một lãnh đạo có tầm nhìn xa và lòng tự tin sẽ có tầm quan trọng quyết định trong thời kỳ tiến lên của cuộc đấu tranh giai cấp, thì lại càng quan trọng hơn nữa khi phong trào bị ném ngược trở lại. Nhiệm vụ của các nhà cách mạng trong thời kỳ thoái trào là đào tạo và giáo dục tư cách thành viên, bảo tồn và phát triển mạnh mẽ lực lượng của chúng ta mà không cố gắng gượng ép trước các sự kiện.

Khi tảng đá của lịch sử nằm ở mép vực, ngay cả một lực nhỏ dẫu đẩy theo đúng hướng cũng có thể đưa nó vượt qua mép. Nhưng một tổ chức nhỏ không thể giữ lại tảng đá một khi nó đang lăn theo hướng ngược lại và đã lấy được gia tốc. Người ta nói rằng các tướng lĩnh, người chỉ biết ra lệnh cho những cuộc diễu hành thì lệnh tấn công sẽ không được sử dụng nhiều. Nhưng các tướng giỏi cũng phải biết cách rút lui theo tuần tự khéo léo, để một thất bại tạm thời không biến nó thành một cuộc triệt thoái hỗn loạn. Thật không may, vì thiếu căn cứ vào các ý tưởng của chủ nghĩa Marx chân chính, các nhà lãnh đạo của đảng Báo đen đã không được chuẩn bị cho điều này.

Xu hướng suy giảm công nghiệp hóa trên quy mô lớn của đất nước chỉ thực sự đạt đến cấp quốc gia trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế giữa những năm 1970. Nhưng từ giữa đến cuối những năm 1960, nhiều đô thị đã bắt đầu quá trình này và công nhân da đen thường là một trong những người đầu tiên buộc phải ra đi. Sau năm 1964, phong trào lao động bước vào thời kỳ suy giảm kéo dài, được đẩy mạnh hơn nữa vào đầu những năm 1980. Nhưng trong khi phong trào dân quyền đã suy giảm dần sau khi giành được một số yêu cầu cơ bản của nó, vẫn có những cuộc nổi dậy quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp mà đảng Báo đen đã có thể định hướng theo cách phối hợp hơn.

Dưới đây chỉ là một vài ví dụ về các cuộc đấu tranh lao động quan trọng trong giai đoạn này (do Wikipedia biên soạn ):

+ Cuộc đình công của y tá San Francisco năm 1966 do Hiệp hội điều dưỡng California tổ chức.

+ Cuộc đình công của thợ máy xe lửa năm 1967

+ Cuộc đình công của nhân viên vệ sinh Memphis năm 1968

+ Cuộc đình công liều lĩnh Chrysler năm 1968

+ Cuộc đình công của công nhân bệnh viện ở Charleston, Nam Carolina năm 1969.

+ Cuộc đình công của nhân viên Bưu điện Hoa Kỳ năm 1970, cuộc đình công đầu tiên của công chức Hoa Kỳ.

+ Cuộc đình công ở General Motor năm 1970

+ Cuộc đình công nhân viên cảng biển năm 1971

+ Lordstown Ohio, Cuộc đình công của công nhân sản xuất ô tô ở Lordstown Ohio năm 1972.

+ Cuộc đình công của giáo viên Philadelphia năm 1972

+ Cuộc đình công nhân viên xe buýt năm 1974 ở Washington
+ Cuộc đình công của giáo viên, đình công của công nhân thành phố và cảnh sát Baltimore năm 1974

Với sự lãnh đạo đấu tranh giai cấp, hầu hết những trận chiến để bảo vệ công nhân này có thể được thống nhất, tổng hợp và chuyển biến thành một cuộc đấu tranh công nghiệp và chính trị bởi một đảng lao động đại chúng và chủ nghĩa xã hội. Cũng trong thời kỳ này, cùng với các cuộc nổi dậy đô thị tại các thành phố như Detroit, các nhóm như Liên minh Công nhân Đen Cách mạng đã được thành lập trong ngành công nghiệp ô tô. Nếu loại sáng kiến ​​này lan rộng đến phần còn lại của nền kinh tế và được liên kết với toàn bộ giai cấp công nhân, sự phát triển tiếp theo của phong trào công nhân có thể rất khác. Ít nhất, một tổ chức cán bộ mạnh mẽ có thể đã được xây dựng và bảo tồn cho các trận chiến trong tương lai.

Nỗ lực của đảng Báo đen để hợp nhất các phong trào khác nhau phát triển trong thời kỳ đó cho thấy một bản năng lành mạnh và đúng đắn, nhưng ưu tiên số một của các nhà cách mạng phải luôn luôn là kết nối với giai cấp công nhân và các đoàn thể của nó ngay cả khi những người này bị chi phối bởi những kẻ chống cộng, phân biệt chủng tộc hoặc cộng tác viên giai cấp cánh hữu. Nhiệm vụ của chúng tôi là phá vỡ sự ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo như vậy với giai cấp công nhân. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng trong bất kỳ trường hợp nào, và thậm chí còn khó khăn hơn trong quá trình thoái trào trên quy mô rộng lớn, nhưng không có phím tắt nào cả.

Chúng ta phải kiên nhẫn để giải thích rằng dưới những áp lực của sự kiện giai cấp công nhân có thể buộc phải trông cậy hoặc phụ thuộc vào các đảng chính trị của các ông chủ. Để chống lại các ông chủ và các đảng của họ một cách hiệu quả, chúng ta phải yêu cầu các tổ chức độc lập giai cấp của chính chúng ta, dưới sự kiểm soát trực tiếp, dân chủ của các thành viên.

Di sản và bài học

Không còn nghi ngờ gì nữa, kinh nghiệm của đảng Báo đen cung cấp cho chúng ta nhiều ví dụ về chủ nghĩa anh hùng và sự hy sinh cá nhân. Nhưng nếu chúng ta khách quan trong phân tích của mình, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng cũng có nhiều ví dụ về “việc không làm gì” để xây dựng một đảng cách mạng. Không có cấu trúc nội bộ dân chủ rõ ràng, giới lãnh đạo đã có tiếng nói không cân xứng trong phương hướng và chính sách của tổ chức. Người ta thậm chí có thể chỉ ra một loại sùng bái cá nhân xung quanh một số nhà lãnh đạo của nó, đặc biệt là Huey Newton. Sự thay đổi bất chợt, thiếu sót và thậm chí là các khía cạnh phản động trong tính cách của họ đã được chuyển thành chính sách của đảng một cách chính thức hoặc không chính thức, và làm lung lay niềm tin của các thành viên và những người có thể trở thành người ủng hộ.

Điều này dẫn đến một câu hỏi quan trọng: một đảng cách mạng nên được tổ chức như thế nào? Làm thế nào có thể đảm bảo sự gắn kết chính trị và dân chủ nội bộ của nó? Nó có nên là một hệ thống phân cấp từ trên xuống, dựa trên chính trị bè phái, và liên kết lỏng lẻo ở cấp quốc gia? Hoặc là mô hình tập trung dân chủ của những người Bolshevik? Cái nào hiệu quả hơn, với kỷ luật dựa trên lý tưởng chính trị, tự do thảo luận để đưa ra tất cả các quan điểm trước khi đưa ra quyết định bằng một cuộc bỏ phiếu đa số đơn giản, sau đó là sự thống nhất trong hành động, kết hợp với tập trung, thống nhất ở cơ cấu quốc gia? Các nhà lãnh đạo của nó nên được bầu, chịu trách nhiệm và có thể bị thu hồi bởi các thành viên, hoặc họ nên được bổ nhiệm từ trên xuống? Làm thế nào để bất đồng trong đảng được giải quyết? Thông qua các cấu trúc bầu cử dân chủ, thảo luận, tranh luận và bỏ phiếu? Hay thông qua bè phái, trục xuất, và ám sát đối thủ?

Nếu không có các đại hội hoặc hội nghị được ủy nhiệm thường xuyên, tranh luận về các nghị quyết, sửa đổi và các đề xuất khác có thể ảnh hưởng đến chính sách và quan điểm của tổ chức, thì đảng Báo đen dễ bị phá hoại và làm tê liệt bởi những bè phái độc hại và sự cạnh tranh giữa các cá nhân. Một ví dụ, có một sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đã được thực hiện khi Stokely Carmichael được bổ nhiệm làm “Thủ tướng Chính phủ” của đảng, sự xa lánh của nhiều thành viên và sự tiêm nhiễm hệ tư tưởng rất khác vào đảng từ trên cao, dẫn đến một sự hỗn loạn trong quan niệm bao quanh đầu các đảng viên.

Ngoài ra còn có câu hỏi về việc đối xử với phụ nữ trong tổ chức. Những giai thoại dường như đã chỉ ra rằng có không ít thành kiến với phụ nữ trong đảng, điều này không chỉ được cho phép, mà còn được tham gia bởi lãnh đạo. Rõ ràng, sự chấp thuận của đảng là cần thiết để ly dị, ngoại tình bị cấm, điều này chỉ có thể làm gia tăng căng thẳng giữa các cá nhân, và đôi khi, các cặp vợ chồng đã muốn chia ly. Rõ ràng không phải mọi nam giới hay lãnh đạo của đảng đều cư xử như vậy, nhưng làm thế nào một tổ chức cách mạng có thể tạo ra sự thống nhất giai cấp cần thiết giữa tất cả các công nhân, của tất cả các chủng tộc, sắc tộc và giới tính - khi mà những hành vi như vậy không bị phản đối và xử lý một cách kiên quyết, bất chấp tất cả những lời tốt đẹp về sự tôn trọng dành cho “những người phụ nữ da đen mạnh mẽ”...?

Ngoài ra, thay vì được tài trợ chủ yếu bằng đô la và hay cả đồng xu của công nhân và thanh niên, với một bộ máy tổ chức phản ánh sự hỗ trợ thực sự của họ trong xã hội, sự gia tăng bùng nổ về tư cách thành viên và sự quyên góp lớn từ những người nổi tiếng giàu có đã làm biến dạng toàn bộ bộ máy, dẫn đến thiếu ý thức về tỷ lệ và xét duyệt. Khi những nguồn tài trợ đó cạn kiệt, họ đã chuyển sang hoạt động tội phạm để giữ mọi thứ một cách giả tạo.

Và trong khi một nỗ lực đã được thực hiện để đảm bảo giáo dục chính trị cho các thành viên, nó đã bị nhầm lẫn và không nhất quán. Thật không may, các thành viên đã được giới thiệu với một loạt các ý tưởng mâu thuẫn: từ chủ nghĩa dân tộc đen và chủ nghĩa ly khai đến chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa; từ chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao đến ít nhất một số yếu tố của chủ nghĩa Trotsky. Như được chỉ ra bởi các tuyên bố như sau đây của Fred Hampton - “Chúng ta phải diễn xuất nhiều hơn và ít viết hơn, bởi vì mọi người học qua ví dụ hoặc sự tham gia” - ý tưởng đã bị giảm xuống vị trí thứ yếu, thay vì hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa ý tưởng và hành động.

Đó không phải là một tai nạn, những người Marxist đã nhấn mạnh rằng những sai lầm trong lý thuyết dẫn đến những sai lầm trong thực tiễn. Thay vì giáo dục các thành viên trong một phân tích khoa học về nhà nước tư bản là gì và làm thế nào giai cấp công nhân có thể đánh bại nó và thay thế nó bằng chính nhà nước của công nhân dân chủ, đảng Báo đen đã đâm đầu vào đá và hậu quả là chắc chắn.

Khi những người theo chủ nghĩa Marx đề cập đến tầm quan trọng của “vũ trang quần chúng”, thì “quần chúng” là chìa khóa chứ không phải “vũ trang”. Bước đầu tiên là kiên nhẫn tranh thủ quần chúng. Trong một tình huống cách mạng mà xã hội bị khuấy động tới chiều sâu của nó, vũ khí có thể có được, và những người biết sử dụng chúng có thể giành chiến thắng về mặt chính trị cho phía đa số. Hơn nữa, đối với những người theo chủ nghĩa Marx, việc vũ trang của người dân trên hết là một biện pháp phòng thủ, nhằm mục đích chính xác là tránh bạo lực. Đó là một trường hợp của Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, với mục đích không phải là để sử dụng chúng. Những người Bolshevik đã chiến đấu bằng cả răng và móng tay chống lại chiến thuật khủng bố cá nhân, bao gồm cả phục kích và giết các sĩ quan cảnh sát, điều phản tác dụng và chỉ có thể củng cố nhà nước nói chung và cô lập những người cách mạng khỏi quần chúng.

Thật không may, cuối cùng, đảng Báo đen đã chấp nhận những khẩu hiệu trống rỗng, mang tính khích động như [i]“con lợn tốt duy nhất là một con lợn đã chết!” điều chỉ có thể gây ra sự xa lánh từ đông đảo quần chúng, những người mà ngay cả khi họ không phải là những kẻ hâm mộ cảnh sát, nhưng có xu hướng trong “những thời điểm bình thường” tự coi mình là “người tuân thủ luật pháp, và muốn tránh xa các vấn đề về tội phạm và hình sự. Đồng thời, họ kêu gọi “sự kiểm soát cộng đồng đối với cảnh sát”, một nhu cầu không tưởng và khó hiểu, tương đương với việc nài nỉ một con sư tử loại bỏ răng và móng vuốt của chính nó.

Sức mạnh thực sự của giai cấp công nhân, vô hiệu hóa và sau đó loại bỏ hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ, chảy ra từ số lượng, sự thống nhất và khả năng ngừng sản xuất của nó. Không có giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cơ bản khác, nhà nước không có quyền lực để đàn áp quần chúng vô thời hạn. Một cuộc tổng đình công chính trị vô thời hạn của hàng chục triệu công nhân vô cùng khó chuẩn bị hơn một cuộc phục kích của cảnh sát bởi hàng tá cá nhân, nhưng nó cũng hiệu quả hơn nhiều trong việc thay đổi hoạt động cơ bản của xã hội.

Trong bài viết của chúng tôi về chương trình của Báo đen, chúng tôi đã phân tích nhiều khía cạnh hơn, về điểm mạnh và điểm yếu của đảng, vì vậy chúng tôi không cần lặp lại mọi thứ ở đây. Đủ để nói rằng một phân tích tỉnh táo, Marxist về bất kỳ kinh nghiệm lịch sử nào không phải là về việc cô lập điều này hay điều kia, hoặc tập trung vào cá nhân này hay cá nhân kia. Mục đích của chúng ta là vẽ lên một bảng cân đối tổng thể, với mục đích hiểu làm thế nào giai cấp công nhân thực sự có thể chấm dứt chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn lịch sử tiếp theo.

Kinh nghiệm của 160 năm qua cho thấy giai cấp công nhân không thể ứng biến một đảng cách mạng vào giây phút cuối cùng. Đó là một quá trình gian khổ để lựa chọn, kiểm tra và phát triển cán bộ, với chương trình, phương pháp và truyền thống. Mâu thuẫn mà chúng ta phải đối mặt là chúng ta phải xây dựng ngay bây giờ, ở vào thời điểm mà sự cấp bách đối với một tổ chức như vậy không đủ mãnh liệt như trong tương lai. Bởi vì khi sự cấp bách đó đã trở nên rõ ràng, chúng ta có thể không có đủ thời gian để kéo mọi thứ lại với nhau. Đây là lý do vì sao những người mácxít phải thực hiện những hy sinh cần thiết ngay bây giờ, nếu chúng ta muốn chuẩn bị cho tương lai.

Đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội!

Không có giải pháp nào trong giới hạn của hệ thống tư bản nơi chỉ hướng đến lợi nhuận. Những yêu cầu đầu tiên được đưa ra nhiều thập kỷ trước để có việc làm đầy đủ và bình đẳng thực sự, vẫn không phải là một điều trên thực tế. Sự xuất hiện của #BlackLivesMatter, Occupy, Wisconsin, các liên minh mới, cuộc chiến giành 15 đô la, chưa kể đến làn sóng cách mạng đang càn quét thế giới. Ở Ferguson, Baltimore, McKinney, và hơn thế nữa, động lực bản năng của giới trẻ để đoàn kết toàn diện một lần nữa lại xuất hiện.

Cuộc khủng hoảng sâu sắc và hữu cơ của hệ thống, vốn không còn có thể thực hiện được theo lời hứa của nó đối với đại đa số “Giấc mơ Mỹ”, đang tạo tiền đề cho những vụ nổ khổng lồ của đấu tranh giai cấp. Các dòng đấu tranh đã được hội tụ theo một cách chưa từng thấy trong lịch sử của đất nước hoặc hành tinh này. Các phong trào mới nhất không còn giới hạn ở tầng lớp này hay tầng lớp khác của dân chúng đang đấu tranh ít nhiều độc lập để cải thiện vị trí của họ trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Sự ngăn cách của quá khứ đã bị phá vỡ bởi các điều kiện khách quan thay đổi, đẩy mọi người về phía đoàn kết tập thể. Hàng triệu thanh niên nói riêng sẽ không còn ngoan ngoãn khi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, bạn cùng lớp và những người thân yêu của họ bị chế giễu, tàn bạo, bị tước quyền, hay bị đối xử như công dân hạng hai, cho dù họ là nữ, nam, LGBT, đen, trắng, Latino, Ả Rập, Sikh, hay bất kỳ phân khu thứ cấp hoặc đại học nào khác của tầng lớp lao động. Và nó chỉ là khởi đầu.

Do đó, chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng những người bị bóc lột và bị áp bức phải chiến đấu “bằng bất kỳ cách cần thiết” để thay đổi xã hội. Nhưng kinh nghiệm cho thấy những ý tưởng Marxist rõ ràng, kết hợp với đại chúng, xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những gì cần thiết. Đi đầu trong cuộc đấu tranh này, tay trong tay với các chị em thuộc mọi chủng tộc và tôn giáo, sẽ là những công nhân và thanh niên da đen.

Ném xuống mồ hệ thống đã sát hại Malcolm X, Martin Luther King Jr., và Fred Hampton là sự tôn vinh tốt nhất mà chúng ta có thể dành cho những liệt sĩ này, những người đã truyền cảm hứng cho tầng lớp lao động của thế giới. Để đạt được điều này, chúng ta phải tiếp lời của Bobby Seale từ 1968: “Chúng tôi chiến đấu phân biệt chủng tộc với sự đoàn kết. Chúng tôi không chống chủ nghĩa tư bản bóc lột với chủ nghĩa dân tộc đen. Chúng ta chống chủ nghĩa tư bản với nền tảng chủ nghĩa xã hội. Và chúng ta không chiến đấu với chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế quốc nhiều hơn. Chúng ta chống chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa quốc tế vô sản.”

Hoặc, như Malcolm X đã giải thích,

“tôi tin rằng cuối cùng sẽ có một cuộc đụng độ giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức. Tôi tin rằng sẽ có một cuộc đụng độ giữa những người muốn tự do, công bằng và bình đẳng cho mọi người và những người muốn tiếp tục hệ thống khai thác. Tôi tin rằng sẽ có kiểu đụng độ đó, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ dựa trên màu da.”

Do sự yếu kém lịch sử của cánh tả và sự cộng tác giai cấp của lãnh đạo lao động hiện tại, đây sẽ là một quá trình thoái trào. Do đó, chúng ta có thời gian để làm rõ các ý tưởng và quan điểm, tập hợp các cán bộ cần thiết và đưa ra các cấu trúc tổ chức và bộ máy cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng có trên thế giới!

 
 

Join us

If you want more information about joining the RCI, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.