CHỦ NGHĨA MARX VÀ SỰ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ (PHẦN III)

Những người Marxist phải xông xáo cho sự nghiệp của phụ nữ, đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng và mọi biểu hiện của sự áp bức, phân biệt đối xử và bất công. Nhưng chúng ta cũng phải luôn luôn làm điều này từ quan điểm của giai cấp. Trong khi đấu tranh kiên định cho mọi cải cách đại diện cho một sự tiến bộ thực sự cho phụ nữ, chúng ta phải giải thích rằng cách duy nhất để thực sự giải phóng phụ nữ - và tất cả các tầng lớp xã hội bị áp bức khác - là thông qua việc xóa bỏ hệ thống tư bản. Điều này đòi hỏi sự đoàn kết nhất có thể của nam với nữ công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản. Bất kỳ xu hướng nào khiến phụ nữ chống lại đàn ông, hoặc chia rẽ và tách biệt phụ nữ khỏi phần còn lại của phong trào lao động nhân danh “sự giải phóng phụ nữ” hoặc bất cứ điều gì khác là phản động triệt để và phải bị đấu tranh mạnh mẽ.


Chúng tôi đấu tranh cho sự thống nhất thiêng liêng của giai cấp vô sản, không phân biệt giới tính, chủng tộc, màu da, tôn giáo hay quốc tịch. Bởi vậy, cuộc đấu tranh vì sự nghiệp của phụ nữ của chúng ta tất yếu dự báo một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại tất cả các loại nữ quyền tư sản và tiểu tư sản. Những khuynh hướng như vậy, nơi chúng có được ảnh hưởng trong phong trào lao động, luôn luôn là chỗ cho những yếu tố phản động nhất, đóng vai trò gây chia rẽ và gieo rắc sự nhầm lẫn giữa những người phụ nữ đang đi theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều này, như trong tất cả các vấn đề khác, chúng ta phải có một vị trí giai cấp vững chắc. Như chúng ta đã thấy, đảng Bolshevik và Quốc tế Cộng sản trong các nghị quyết của họ luôn nói về “phụ nữ lao động” chứ không phải phụ nữ nói chung. Khỏi phải nói rằng cuộc đấu tranh cho quyền của phụ nữ bao gồm tất cả phụ nữ vô sản, không loại trừ những bà nội trợ, phụ nữ thất nghiệp, những học sinh - sinh viên v.v... Ngoài ra yếu tố then chốt là phụ nữ lao động ngày nay đại diện cho một bộ phận lớn và đang phát triển của giai cấp công nhân.

Chỉ đạt được “quyền bình đẳng” hình thức mà không làm thay đổi quan hệ xã hội, là vô cùng hạn chế và chẳng mảy may chạm được vào gốc rễ cơ bản của sự áp bức phụ nữ trong xã hội tư bản. Trong thời kỳ vừa qua, phần lớn những “cải cách” được cho là liên quan đến “sự phân biệt đối xử tích cực” (positive discrimination), trên thực tế, đã phục vụ như là phương tiện cho sự tiến bộ của một tầng lớp những người tiểu tư sản tham vọng. Trong những thập kỷ gần đây, tiếng nói của chủ nghĩa nữ quyền tiểu tư sản, trước đây rất nghiêm túc trong yêu cầu “bình đẳng” (quyền có linh mục nữ, nhà quản lý, v.v.), nay nghe thấy ngày càng ít. Tại sao? Bởi vì, phần lớn các nhà nữ quyền trung lưu đã nhận được những gì họ yêu cầu.
Giai cấp tư sản đã tạo thêm một vài ghế trong phòng thượng hạng cho các nữ giám đốc quản lý, thẩm phán, nhân viên ngân hàng, những quan chức và linh mục. Sự đề bạt phụ nữ cho quản lý cấp trung đã tăng từ 4 lên 40% về tổng thể trong 20 năm qua ở Hoa Kỳ. 419 trong danh sách Fortune 500 có ít nhất một người phụ nữ trên thuyền và một phần ba trong số chúng có từ hai người trở lên. Các công ty lớn nhất rất giỏi trong việc quảng bá cho phụ nữ, hơn nhiều so với số ở cuối Fortune 500. Vì vậy, một số phụ nữ trông khá tốt. Những người tư sản và tiểu tư sản tham vọng này luôn ủng hộ việc giải phóng phụ nữ “từng người một, bắt đầu với chính họ”.

Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn luôn chống lại chủ nghĩa nữ quyền tư sản và tiểu tư sản. Nó không có gì chung với cuộc đấu tranh thực sự cho sự giải phóng phụ nữ mà chỉ có thể có được khi lật đổ chủ nghĩa tư bản. Một khi những người phụ nữ có sự nghiệp đã giải quyết được “vấn đề” cá nhân của họ trong giới hạn của chủ nghĩa tư bản, họ rất vui khi quên đi 99% phụ nữ phải chịu sự áp bức và bóc lột đáng sợ nhất, những kẻ trước là “nữ quyền” nay gia nhập hàng ngũ người khai thác. Một điều tương tự như đã xảy ra với những người da đen thuộc tầng lớp trung lưu, những người đã kiếm được nhiều tiền từ “ngành kinh doanh quan hệ chủng tộc” (race relations industry) trong những năm gần đây. Giai cấp thống trị luôn có thể đưa ra kiểu “nhượng bộ” này cho một phong trào không đe dọa đến sự cai trị của nó dưới bất kỳ hình thức nào.

Chúng tôi không ủng hộ “sự phân biệt đối xử tích cực”, cho dù là với phụ nữ, người da đen hay bất kỳ thành phần nào khác. Đó là một yêu cầu tiểu tư sản có tác dụng như một sự chuyển hướng khỏi gốc rễ cơ bản của sự bất bình đẳng. Bởi bản chất của nó, sự thiết lập những hạn ngạch tùy tiện cho phụ nữ, người da đen, v.v... phục vụ như là phương tiện cho sự tiến bộ của một nhóm thiểu số chuyên nghiệp để mang lại ấn tượng rằng “một cái gì đó đang xảy ra” trong khi không vấn đề cơ bản nào đã được giải quyết. Phương pháp này không cung cấp một câu trả lời thực sự cho vấn đề phân biệt đối xử, nhưng cung cấp một sự chuyển hướng, một sự thực hành tokenism. Ngoài ra, nó thường là một phương pháp được sử dụng bởi bộ máy quan liêu để ngăn chặn cánh tả và áp đặt sự lãnh đạo nên ủy ban, hội đồng và nghị viện với những phụ nữ hoặc người da đen tham vọng và con rối. Trường hợp rõ ràng nhất là ở Hoa Kỳ, trong đó phương pháp này đã được giai cấp tư sản sử dụng một cách khôn ngoan để xoa dịu vấn đề chủng tộc, họ đã tạo ra một tầng lớp lớn những kẻ da đen tham vọng. Người da đen thuộc tầng lớp trung lưu đã sử dụng cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc để thiết lập cho mình một công việc tốt, được trả lương cao và theo sau là quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu họ “ôn hòa” và “vừa phải” hơn.

Đúng là đôi khi những phụ nữ lao động và các cô gái trẻ trung thực có thể tự gọi mình là nữ quyền mà không hiểu rõ điều này có nghĩa là gì. Chúng ta nên có một thái độ mềm dẻo và tích cực đối với họ, giống như cách chúng ta đối xử với những thành viên của các dân tộc bị áp bức. Nhưng cũng giống như chúng ta phản đối chủ nghĩa dân tộc, chúng ta cũng phản đối chủ nghĩa nữ quyền. Cuộc chiến chống phân biệt đối xử không ảnh hưởng chút nào đến lập trường này. Chúng ta luôn tiếp cận câu hỏi về sự bất bình đẳng từ quan điểm của giai cấp công nhân, chủ nghĩa xã hội và không có quan điểm nào khác. Một điều nữa là trong khi phụ nữ thuộc tầng lớp lao động bày tỏ mối quan tâm của họ tới những vấn đề mà họ phải đối mặt bởi giới tính của họ (tiền lương không công bằng, gánh nặng việc nhà, vấn đề nuôi dạy con cái, quấy rối tình dục và bạo lực đối với phụ nữ) và muốn chống lại những điều này, thì xu hướng tư sản và tiểu tư sản lại cố gắng khai thác các vấn đề của phụ nữ để đóng một cái nêm giữa hai giới. Mối quan tâm tự nhiên của phụ nữ thuộc tầng lớp lao động là sự tuyên bố rằng họ thấy sự tồn tại của bất bình đẳng và chống lại điều đó. Đây có thể là điểm khởi đầu của sự tham gia vào cuộc đấu tranh để thay đổi xã hội theo đường lối xã hội chủ nghĩa, trong khi nữ quyền tư sản và tiểu tư sản đối xử với câu hỏi về phụ nữ trong sự cô lập và tìm kiếm giải pháp trong giới hạn của hệ thống tư bản. Điều này chắc chắn dẫn đến kết luận phản động.

Mối đe dọa văn hóa

Phụ nữ có vấn đề cụ thể cần phải được đáp ứng. Không chỉ là vấn đề phân biệt đối xử tại nơi làm việc, mức lương thấp hơn vì lý do giới tính, thiếu quyền lợi v.v..., mà còn là những câu hỏi liên quan đến nghĩa vụ làm mẹ, thai sản v.v ... Vai trò của phụ nữ trong việc sinh nở làm gia tăng nhu cầu về các đặc quyền bảo vệ các bà bầu và những người mẹ. Sự giới thiệu hình thức bình đẳng, trong khi chắc chắn là một bước tiến, không giải quyết được vấn đề cơ bản của phụ nữ:

“Yêu sách nữ quyền triệt để nhất - mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ trong khuôn khổ của nghị viện tư sản - không giải quyết được vấn đề về sự bình đẳng thực sự cho phụ nữ, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp vô sản. Kinh nghiệm của phụ nữ lao động ở tất cả các nước tư bản trong những năm gần đây, khi giai cấp tư sản đã giới thiệu bình đẳng về giới trên hình thức, cho thấy rõ điều này. Bỏ phiếu không phá hủy nguồn gốc chính của sự nô lệ phụ nữ trong gia đình và xã hội. Một số nhà nước tư sản đã thay thế hôn nhân dân sự cho hôn nhân vĩnh viễn. Nhưng chừng nào người phụ nữ vô sản vẫn phải phụ thuộc về kinh tế vào các ông chủ tư bản và người chồng, trụ cột gia đình, và thiếu vắng những biện pháp toàn diện để bảo vệ thiên chức làm mẹ và chăm con, thiếu sự cung cấp các dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ em được xã hội hóa, không thể có sự cân bằng về vị trí của phụ nữ trong hôn nhân hay sự giải quyết cho vấn đề mối quan hệ giữa hai giới.” (Luận cương., Nghị quyết và Tuyên ngôn của Bốn Đại hội đầu tiên của Quốc tế thứ ba, Tr. 215.)

Toàn bộ lịch sử cải cách xã hội ảnh hưởng nên phụ nữ trong thế kỷ vừa qua đã cho thấy điều này là hoàn toàn chính xác. Các vấn đề của phụ nữ không dừng lại ở trước cổng nhà máy hay văn phòng, mà mở rộng tới gia đình và xã hội. Chúng ta phải đấu tranh để bãi bỏ tất cả các luật phân biệt đối xử; cho sự bình đẳng hoàn toàn trước pháp luật giữa phụ nữ và nam giới; cho những quyền đầy đủ nhất với ly hôn và phá thai; cho sự truy cập miễn phí vào tránh thai và kiểm tra sức khỏe; cho sự phổ cập, miễn phí và chất lượng tốt của nhà trẻ và chăm sóc trẻ em ở mọi lứa tuổi. Chúng ta phải xây dựng một chương trình về nhu cầu quá độ, đặt ra từ nhu cầu cấp thiết và cấp bách nhất của phụ nữ ở mọi cấp độ, không chỉ ở nơi làm việc, mà còn trong gia đình, chăm sóc trẻ em, giáo dục, nhà ở, giao thông công cộng, lương hưu, giải trí, quyền hợp pháp, v.v.. Trong khi đấu tranh cho từng nhu cầu tiến bộ có xu hướng cải thiện cho đa số phụ nữ, điều cần thiết là chúng ta phải làm cho những nhu cầu này có một nội dung giai cấp. Ví dụ, chúng ta nên yêu cầu thành lập các nhà trẻ ban ngày chất lượng tốt được chi trả bởi nhà nước. Dù sao, cuộc đấu tranh hàng ngày vì quyền của phụ nữ lao động không phải là sự kết thúc cho chính nó, mà là một phương tiện để khiến cho phụ nữ ý thức được vị trí của mình như là thành viên của một giai cấp bị bóc lột và cần thiết phải đấu tranh cho một loại xã hội khác, nơi mà quyền làm người của họ sẽ được đảm bảo.

Sự suy tàn của hệ thống hiện tại đe dọa toàn bộ nền tảng của cuộc sống văn minh. Bên cạnh các vấn đề kinh tế và xã hội do nghèo đói, lương thấp và thất nghiệp, giai cấp vô sản ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn nạn như ma túy, tội phạm và sự lạm dụng, tất cả các mối đe dọa nên mọi phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên. Những kẻ phản động và linh mục than vãn về triệu chứng của "sự suy đồi đạo đức" nhưng bất lực để liên hệ đến cuộc khủng hoảng của hệ thống mà chúng ta đang sống. Nhiệm vụ của phong trào công nhân là đấu tranh để bảo vệ các yếu tố văn hóa và văn minh tồn tại và bị đe dọa bởi sự suy đồi của chủ nghĩa tư bản. Gia đình cũ đã có xu hướng tan vỡ, nhưng không có gì thay thế cho nó. Kết quả là, hàng triệu phụ nữ, nhiều người trong số họ trẻ và dễ bị tổn thương, phải đối mặt với một cuộc sống khốn khổ vì làm mẹ đơn thân, lệ thuộc vào lòng thương xót dịu dàng của bộ máy quan liêu nhà nước. Như thể sự đau khổ đó là chưa đủ, những nhà đạo đức rởm của giai cấp tư sản còn thực hiện một chiến dịch tàn nhẫn để lăng mạ, sỉ nhục và hình sự hóa họ, miêu tả họ như những kẻ bị ruồng bỏ của xã hội, “sống ăn bám vào xã hội” (điều chính xác là việc mà giai cấp tư sản đang làm)

Ở Anh, một trong những hành động đầu tiên mà chính phủ Blair làm là tấn công vào những lợi ích được trao cho các bà mẹ đơn thân. Cách đây vài năm, một nữ chính trị gia người Úc, bà Pauline Hanson, lãnh đạo đảng Một quốc gia, một cái tên lố bịch, đã kêu gọi việc cắt thanh toán phúc lợi cho các bà mẹ đơn thân nếu họ sinh con thứ hai. “Tôi đang thực sự ngả mũ kính phục những phụ nữ đơn thân ngoài kia, những kẻ cứ liên tục sinh ta những đứa trẻ với những người cha khác nhau, bằng chi phí của người nộp thuế”, cô ấy đã nói thế. Ở Úc, có 360.000 cha mẹ đơn thân nhận được khoảng 2,9 tỷ đô la mỗi năm trong tổng ngân sách an sinh xã hội 42 tỷ đô la. Độ tuổi trung bình của những phụ nữ này là 33, và trung bình, họ nhận được số tiền trị giá 170 đô la Úc (107 đô la Mỹ) một tuần để nuôi con và lo việc nhà, do đó đã tiết kiệm cho tiểu bang một khoản tiền lớn hơn nhiều thứ sẽ cần thiết để nuôi dưỡng những đứa trẻ này trong trại trẻ mồ côi. Các ví dụ tương tự về cuộc tấn công vào khu vực dễ bị tổn thương nhất trong xã hội này với lý do tấn công là cái được gọi là văn hóa của sự phụ thuộc, điều có thể được lặp lại ở mọi quốc gia. Đó cũng là một ví dụ tuyệt vời cho sự đạo đức giả của đạo đức “Kitô giáo”, thứ được dùng để giúp các nhà tư bản cắt giảm chi phí tàn nhẫn. Nó cũng nói nên rất nhiều về thái độ của xã hội tư sản đối với phụ nữ và trẻ em.

Vị trí của phụ nữ ly hôn cũng là một vấn đề giai cấp. Tác động của ly hôn và “làm cha mẹ đơn thân” là rất khác nhau, tùy thuộc vào tầng lớp xã hội mà một người phụ nữ đó thuộc về. Một thẩm phán người Mỹ đã trao tặng người vợ đã ly dị của triệu phú Robert I.Goldman, sếp trưởng của Congress Financial Corp., 50% trong tổng số 100 triệu đô la của ông. “Chào mừng bạn tới quản trị ly hôn mới”, tựa đề của BusinessWeek (5/8/98).

“Các lực lượng văn hóa, pháp lý và kinh tế hùng mạnh đang được kết hợp để khiến cho việc chấm dứt hôn nhân ở Mỹ trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết - đặc biệt là đối với các doanh nhân cao cấp, sự tưởng thưởng xứng đáng cho những nhà quản lý(!). Và điều đó, đến lượt nó, đang làm cho toàn bộ quá trình ly hôn, không bao giờ là dễ chịu để bắt đầu đã xấu xí đi nhiều. Các ông chồng đang vung tiền của mình cho những ủy thác bí mật ở Caribbean, các bà vợ đang buộc tội chồng cũ lạm dụng họ, trong khi các luật sư dễ dàng có được khoản thù lao lên tới bảy con số.”

Các nhà xã hội học tư sản trình bày cha mẹ đơn thân “hiện đại” như một ví dụ hoàn hảo về sự tiến bộ xã hội và sự giải phóng. Trong 20 năm qua, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ báo cáo rằng số phụ nữ sống một mình đã tăng gấp đôi lên 15 triệu. Một cuốn sách gần đây có tựa đề Người phụ nữ cấp tiến, Phụ nữ làm mới mình qua cuộc sống độc thân, đưa ra một bức tranh lý tưởng về những người phụ nữ đơn thân này, nó khẳng định: “Phụ nữ không chồng đang mua xe, sinh con hoặc nhận con nuôi, và vươn lên vị trí có ảnh hưởng”. Nhưng các số liệu thống kê nói chung phớt lờ vực thẳm ngăn cách phần lớn bà mẹ đơn thân, nhiều trong số họ là người da đen, những người đang sống ở khu tồi tàn của những thành phố trên đất nước giàu có nhất thế giới, trong điều kiện của thế giới thứ ba, thường xuyên chịu đựng cơn ác mộng của nghèo đói, ma túy, tội phạm và bạo lực.

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thể hiện trong nỗ lực cắt giảm chi tiêu nhà nước. Cuộc tấn công vào việc làm, mức sống, sức khỏe và giáo dục ảnh hưởng đến toàn bộ tầng lớp lao động nhưng tệ hại nhất là đối với phụ nữ, những người thấy mình ở chót bảng của chuỗi khai thác, trong những công việc tồi tệ nhất, với sự bảo đảm và an ninh kém nhất. Hơn nữa, phụ nữ phải chịu một áp bức kép. Họ vừa bị áp bức với tư cách là thành viên của tầng lớp lao động, vừa với tư cách là phụ nữ. Giải pháp duy nhất cho các vấn đề của phụ nữ là đấu tranh để lật đổ chủ nghĩa tư bản và thay thế nó bằng chủ nghĩa xã hội, một hệ thống có thể đảm bảo tự do đích thực cho cả nam và nữ - tự do phát triển bản thân và trí tuệ bản thân.

Nhưng dẫu ý thức được rằng chỉ có một xã hội xã hội chủ nghĩa cuối cùng mới thanh lý được những vết tích nô lệ đã hằn sẹo lên cả nam và nữ, chúng ta vẫn phải chiến đấu hết sức có thể để chống lại thái độ lạc hậu và phản động, đặc biệt là trong phong trào lao động, điều gây tổn hại cho sự đoàn kết giữa đàn ông và phụ nữ lao động và nắm bắt được nguồn gốc của sự giải phóng giai cấp công nhân. Chúng ta phải đấu tranh cho một đạo đức vô sản thực sự, sự đối xử bình đẳng và tình huynh đệ đối với tất cả công nhân, nam cũng như nữ, đen cũng như trắng, đoàn kết trong sự nghiệp đấu tranh chống lại Tư bản.

Phụ nữ trong cuộc đấu tranh

Là cần thiết để tiếp cận phụ nữ thuộc tầng lớp lao động ở nơi mà họ đang sống. Đó không chỉ là nơi làm việc bởi như thế nhiều phụ nữ sẽ bị loại trừ. Nhiều phụ nữ có thể được thu hút vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản với những vấn đề khác - nhà ở tồi tệ, chi phí sinh hoạt cao, tiền thuê nhà cao, v.v. Điều này được thể hiện qua chiến dịch Poll Tax ở Anh. Trước hết, nơi diễn ra một cuộc đình công là trong lực lượng lao động được thống trị bởi nam giới, điều nhất thiết các bà vợ của những người đình công cũng phải tích cực tham gia. Họ có thể cung cấp dự trữ sức mạnh khổng lồ, nhưng điều này thường bị bỏ qua bởi các công nhân nam. Do đó, trong cuộc đình công của các thợ mỏ Anh năm 1984-85, những người vợ của những người đình công, được tổ chức trong "các ủy ban hỗ trợ", liên kết với các công đoàn và ủy ban đình công, đã đóng một vai trò vô giá trong cuộc đình công, đồng thời qua đó họ cũng học hỏi rất nhanh. Một khi phụ nữ trở nên tích cực trong cuộc đấu tranh, toàn bộ tầm nhìn của họ nhanh chóng được chuyển đổi. Ngay cả những người phụ nữ trước đây lạc hậu về chính trị, bảo thủ về tôn giáo cũng có thể nhanh chóng phát triển ý thức cách mạng, đặc biệt là khi có khuynh hướng Marxist để giúp giải thích mọi chuyện với họ.

Trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta nên luôn sẵn sàng chủ động, giúp đỡ phụ nữ tham gia. Rõ ràng, điều này nên được thực hiện trong sự liên hệ chặt chẽ với công đoàn và ủy ban đình công, và không phải là một cái gì đó trái ngược với phong trào chính thức, như các giáo phái và vô chính phủ luôn cố gắng làm. Các ủy ban như vậy không thể có một ý nghĩa độc lập, và sẽ có xu hướng tàn lụi đi khi phong trào kết thúc. Nỗ lực để giữ cho chúng tồn tại một cách giả tạo có nghĩa là chúng sẽ có xu hướng trở nên quan liêu và độc quyền bởi các yếu tố không có tính đại diện, tiểu tư sản và giáo phái v.v... Tới khi phong trào bắt đầu trở lại, chúng trở thành một trở ngại. Mục đích của việc tham gia vào các ủy ban như vậy không phải là để họ chống lại các công đoàn mà là để đảm bảo rằng phụ nữ bắt đầu hoạt động trong các tổ chức Lao động để biến đổi họ. Càng ngày, khi bản chất của sản xuất biến đổi và các ngành công nghiệp nặng cũ nhường chỗ cho các phương thức sản xuất hiện đại hơn dựa trên công nghệ thông tin, phụ nữ đang trở thành một phần quyết định của lực lượng lao động và ngày càng chiếm đa số.

Tuy nhiên, cuối cùng sự giải phóng phụ nữ sẽ chỉ đạt được bằng sự giải phóng toàn bộ giai cấp công nhân:

“Trong khi làm cho sự cải thiện công tác của Đảng giữa giai cấp vô sản nữ trở thành nhiệm vụ trước mắt của cả hai đảng Cộng sản phương Tây và phương Đông, Đại hội lần thứ ba của Quốc tế Cộng sản cũng đồng thời chỉ ra cho phụ nữ lao động trên toàn thế giới rằng sự giải phóng họ khỏi nhiều thế kỷ của nô lệ, không quyền lợi và bất bình đẳng chỉ có thể có được thông qua chiến thắng của chủ nghĩa Cộng sản, và phong trào phụ nữ tư sản hoàn toàn không thể có khả năng đảm bảo cho phụ nữ những gì mà Chủ nghĩa Cộng sản có thể trao cho. Miễn là quyền lực của tư bản và sở hữu tư nhân còn tồn tại, giải phóng phụ nữ khỏi sự phụ thuộc vào một người chồng không thể đi xa hơn quyền định đoạt tài sản của chính mình, tiền lương của chính mình và quyết định các điều khoản bình đẳng với chồng về tương lai của con cái mình.” (Luận cương, Nghị quyết và Tuyên ngôn của Bốn Đại hội đầu tiên của Quốc tế thứ ba , trang 214-5.)

Chủ nghĩa cộng sản và gia đình

Ngay từ những ngày đầu của chủ nghĩa Marx, câu hỏi về sự giải phóng phụ nữ đã chiếm một vị trí trung tâm trong suy nghĩ của nó. Trong Nguyên tắc Cộng sản, mà Engels đã viết trước Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, chúng ta đọc được:

“Câu 21: Trật tự cộng sản của xã hội sẽ ảnh hưởng gì đến gia đình?
Trả lời: Nó sẽ làm cho mối quan hệ giữa hai giới trở thành một vấn đề hoàn toàn riêng tư, chỉ liên quan tới những người có liên quan và kêu gọi sự không can thiệp từ xã hội. Nó có thể làm điều này vì nó xóa bỏ tài sản tư nhân và cộng đồng hóa giáo dục trẻ em, phá hủy cả hai Nền tảng của hôn nhân hiện tại - sự phụ thuộc của người vợ vào chồng và con cái đối với cha mẹ bị quy định bởi sở hữu tư nhân. Đây là một câu trả lời cho sự phản đối kịch liệt của những người theo chủ nghĩa cộng sản đối với cộng đồng của những người vợ trong Công xã. Cộng đồng những người vợ là một mối quan hệ hoàn toàn thuộc về xã hội tư sản và tồn tại ngày nay dưới hình thức hoàn hảo là mại dâm. Tuy nhiên, mại dâm bắt nguồn từ sở hữu tư nhân và gắn liền với nó. Do đó, tổ chức cộng sản thay vì thành lập cộng đồng phụ nữ thì sẽ chấm dứt nó.” (Marx và Engels, Nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản , tuyển tập tác phẩm, Tập. 1, tr. 94.)

Nguồn gốc của sự nô lệ của phụ nữ, như Engels sau này giải thích, sẽ được tìm thấy trong sở hữu tư nhân, và cuối cùng sẽ chỉ được khắc phục bằng việc bãi bỏ triệt để sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân công lao động. Trong Nguồn gốc của gia đình , Engels đã viết:

“Như chúng ta đã thấy ở trên là làm thế nào mà sức lao động của con người có thể, ngay từ giai đoạn phát triển sản xuất khá sớm, để sản xuất nhiều hơn mức cần thiết để duy trì sản xuất, và trong giai đoạn này, chính lúc đó, xảy ra đồng thời sự xuất hiện lần đầu tiên của phân chia lao động và trao đổi giữa các cá nhân. Lúc này, không lâu sau đó thì ‘sự thật’ vĩ đại được khám phá, rằng con người cũng có thể là một hàng hóa, sức mạnh của con người có thể được trao đổi và sử dụng bằng cách biến họ thành nô lệ. Con người vừa mới bắt đầu tham gia giao dịch khi chính họ được trao đổi. Sự chủ động trở thành thụ động, dù con người có muốn hay không.” (F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước, trong Marx và Engels, Tuyển tập, tập 3, trang 331.)

Mối quan hệ giữa nam và nữ dưới chủ nghĩa tư bản bị làm méo mó và vô nhân đạo bởi vì hệ thống sản xuất hàng hóa phổ biến hạ thấp con người xuống mức độ như mọi thứ. Không chỉ các mối quan hệ giữa hai giới, mà tất cả các mối quan hệ xã hội nói chung đều có xu hướng trở nên phi nhân cách và xa lánh theo những gì Marx và Engels mô tả là “mối quan hệ tiền trao cháo múc”. Đây là một xã hội phi tự nhiên, bị chi phối bởi các mối quan hệ phi tự nhiên. Có ai tự hỏi rằng mọi người ngừng hành xử và suy nghĩ như con người và thậm chí có khả năng hành động như quái vật trong một số trường hợp? Cha mẹ bắt đầu coi con cái như tài sản riêng của họ. Các ông chồng coi vợ theo cách tương tự. Dưới những áp lực không ngừng của cuộc sống trong “nền kinh tế thị trường” nơi Tiền là Thượng đế, các mối quan hệ bị vặn vẹo và bị bóp méo khỏi mọi sự công nhận. Như Engels giải thích:

“Cho đến nay, sản phẩm là chủ nhân của nhà sản xuất, cho đến nay, toàn bộ nền sản xuất xã hội được điều tiết, không phải bởi một kế hoạch từ suy nghĩ tập thể, mà bởi những quy luật mù quáng, hoạt động với lực lượng cơ bản, và dứt khoát là thường xuyên ở trong những cơn bão của khủng hoảng thương mại định kỳ.” (Nguồn trên, Trang 331.)

Nếu chúng ta phải đối phó nghiêm túc với vấn đề về sự nô lệ phụ nữ, thì việc đối phó với những biểu hiện rõ ràng nhất của việc này là không đủ. Tất nhiên, như chúng tôi đã nói, cần phải đấu tranh chống lại tất cả các loại phân biệt đối xử và bất bình đẳng. Nhưng trừ khi và cho đến khi nguyên nhân gốc rễ của sự áp bức phụ nữ bị xóa bỏ, bản chất của vấn đề sẽ không được khắc phục. Phụ nữ sẽ chỉ được tự do khi đàn ông rảnh rỗi. Điều đó có nghĩa là, khi loài người bắt đầu sống với một sự tồn tại thực sự của con người. Engels giải thích:

“Tuy nhiên, điều chắc chắn sẽ biến mất khỏi chế độ một vợ một chồng là tất cả những đặc điểm được đóng đinh như là hệ quả phát sinh từ các mối quan hệ tài sản. Đó là, thứ nhất, sự thống trị của người đàn ông, và thứ hai, là sự bất khả phân ly của hôn nhân. Sự chiếm ưu thế của người đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn giản là hệ quả của sự chiếm ưu thế về kinh tế của anh ta và sẽ tự động biến mất. Sự bất khả phân ly của hôn nhân một phần là kết quả của các điều kiện kinh tế mà chế độ một vợ một chồng phát sinh, và một phần là truyền thống từ khi mối liên hệ giữa các điều kiện kinh tế và chế độ một vợ một chồng chưa được hiểu chính xác và bị tôn giáo thổi phồng. Hôm nay nó đã bị vi phạm gấp ngàn lần. Nếu chỉ có những cuộc hôn nhân dựa trên tình yêu là đạo đức, thì cũng vậy, chỉ có những cuộc hôn nhân là đạo đức một khi tình yêu vẫn còn. Thời gian cho sự thôi thúc của tình yêu cá nhân khác nhau rất nhiều tùy theo cá nhân, đặc biệt là ở nam giới; và một sự chấm dứt nhất định của tình cảm, hoặc sự thay thế của nó bởi một tình yêu nồng nàn mới, làm cho sự chia ly trở thành một phước lành cho cả hai bên cũng như cho xã hội.” (Nguồn trên, trang 254.)

Chương trình của Quốc tế Cộng sản cho quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội dự kiến:

“Phòng ăn chung, tiệm giặt ủi, cửa hàng sửa chữa, tổ chức phúc lợi xã hội, công xã, v.v., làm thay đổi cuộc sống hàng ngày dọc theo dòng mới, dòng Chủ nghĩa cộng sản và gánh bớt cho phụ nữ những khó khăn của thời kỳ chuyển tiếp. Các tổ chức xã hội như vậy giúp giải phóng phụ nữ khỏi cuộc sống hàng ngày, biến nô lệ ở nhà và gia đình thành một thành viên tự do của tầng lớp lao động - tầng lớp làm chủ chính nó và là người tạo ra các hình thức sống mới.” ( Luận cương, Nghị quyết và Tuyên ngôn của Bốn Đại hội đầu tiên của Quốc tế thứ ba , trang 220.)

Nhưng trong điều kiện phổ biến của sự lạc hậu và nghèo đói ở Nga sau năm 1917, những ý tưởng này không thể được đưa vào thực tế. Như Trotsky giải thích:

"Bạn không thể ‘bãi bỏ’ gia đình; bạn phải thay thế nó. Việc giải phóng phụ nữ thực sự là không thể thực hiện được trên cơ sở của ‘mong muốn chung chung’." (Trotsky, Phụ nữ và Gia đình, trang 62.)

Gia đình không thể bị thủ tiêu sớm hơn nhà nước. Sự biến mất dần dần của cả hai trong quá trình chuyển đổi sang một xã hội không giai cấp phụ thuộc vào sự biến đổi của các điều kiện vật chất tồn tại của quần chúng, và do đó, theo thời gian, sự biến đổi của cách mọi người nghĩ và liên hệ với nhau. Cuối cùng, với thành tựu siêu phàm và trình độ văn hóa cao, những thói quen cũ và tâm lý nô lệ sẽ được chuyển đổi và cùng với đó là mối quan hệ giữa nam và nữ. Nhưng điều kiện tiên quyết cho điều này là một sự thay đổi trong các điều kiện sống. Việc giảm ngày làm việc xuống mức tối thiểu là điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng xã hội. Ngoài ra, những tiến bộ trong công nghệ sẽ xóa bỏ hoàn toàn công việc nhà: nền tảng cho chế độ nô lệ của phụ nữ trong gia đình.

Nguyên nhân sâu xa của mọi áp bức, cho dù là với phụ nữ, người da đen hay các nhóm bị áp bức khác, cho tới cùng được tìm thấy trong sự nô lệ và tha hóa bắt nguồn từ sản xuất hàng hóa. Chỉ khi điều này được bãi bỏ, và các điều kiện sống của toàn xã hội được biến chuyển, gia đình và nhà nước - những tàn dư song sinh của sự man rợ - cuối cùng sẽ không còn tồn tại. Khi tâm lý nguyên thủy, vô nhân đạo cũ sinh ra từ khốn khổ cuối cùng đã lùi vào quá khứ, các điều kiện vật chất sẽ được thiết lập cho một trật tự xã hội mới, trong đó những dấu tích cuối cùng của sự ép buộc và áp bức bên ngoài sẽ biến mất và cuối cùng đàn ông và phụ nữ sẽ có thể liên quan với nhau như những con người tự do.

Join us

If you want more information about joining the RCI, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.