Cũng như nước Nga Xô viết, Công xã Paris năm 1871 trước đó cũng là một ví dụ về một nhà nước vô sản, rất khác biệt với nhà nước mà chúng ta biết đến dưới chủ nghĩa tư bản. Marx mô tả Công xã như sau:
Tất nhiên, để những người bình thường có thể thực sự tham gia vào hoạt động dân chủ của xã hội, theo cách được mô tả ở trên của Marx, họ cũng phải có thời gian để làm điều đó. Dưới chủ nghĩa tư bản, độ dài của tuần làm việc và áp lực của cuộc sống hàng ngày có nghĩa là đại đa số hoàn toàn cách biệt với hoạt động chính trị. Đối với một ai đó làm việc nhiều giờ hoặc có hai công việc cùng lúc, nghiên cứu sự phức tạp của kế hoạch kinh tế hoặc nghệ thuật quản lý nhà nước là điều cuối cùng họ có khả năng hoặc sẵn sàng làm vào mỗi buổi tối hoặc cuối tuần của họ. Điều này được kết hợp với sự hiểu biết rằng, ngay cả khi việc nghiên cứu như vậy được thực hiện, sẽ chẳng có gì khác biệt bởi vì những người lao động bình thường không thể có ý kiến gì về việc toàn bộ nền kinh tế hay xã hội được vận hành như thế nào.
Trong một xã hội xã hội chủ nghĩa, nơi công nghệ, tự động hóa và hiệu quả của nền kinh tế kế hoạch đã khiến cho giờ làm việc giảm xuống, mọi người cuối cùng sẽ có thời gian rảnh cần thiết để tham gia đầy đủ vào quá trình vận hành xã hội. Bằng cách đặt nền kinh tế dưới sự kiểm soát dân chủ thực sự của giai cấp công nhân, mọi người cũng sẽ có động lực tham gia nhờ vào sự hiểu biết rằng suy nghĩ và hành động của họ có thể tạo ra sự khác biệt rõ ràng.
Như mô tả của Marx về Công xã Paris ở trên minh họa, nền dân chủ vô sản cũng bao gồm việc thay thế các cơ quan nghị viện bằng các cơ quan hành pháp - thay thế các
cửa hàng nói chuyện bằng hoạt động thực sự. Ví dụ, cuộc tổng đình công năm 1926 ở Anh đã chứng kiến ủy ban đình công của Đông Bắc từ chối yêu cầu của chính phủ để phân phối các nhu yếu phẩm cho khu vực, bởi vì họ đã tự mình thiết lập một hệ thống để thực hiện điều đó. Ủy ban đình công này không chỉ đơn giản là nói chuyện, thông qua nghị quyết và sau đó chuyển trách nhiệm cho người khác - đại diện của họ đã đưa ra quyết định, chịu trách nhiệm thực hiện chúng và trải nghiệm hậu quả cùng với mọi người khác. Đây là nền dân chủ vô sản chân chính và hoàn toàn khác biệt với cái hang động đầy hơi nóng là Tòa nhà Quốc hội.
Do đó, cốt lõi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là khả năng mà xã hội thực sự có thể thực hiện các quyết định mà nó đưa ra. Đây là rào cản cơ bản đối với nền dân chủ dưới chủ nghĩa tư bản - ngay cả khi xã hội bỏ phiếu cho các nhu cầu như việc làm và đầu tư đầy đủ trong lĩnh vực này, thì làm thế nào có thể thực hiện được các yêu cầu đó trong thực tế, khi tất cả các quyết định thực sự về việc làm được tạo ra và đầu tư nằm ở đâu nằm trong tay của các nhà tư bản và ông chủ ngân hàng không được lựa chọn? Do đó, trong phân tích cuối cùng, nền dân chủ thực sự đòi hỏi sự kiểm soát kinh tế phải nằm trong tay 99%, thay vì nằm trong tay 1%.
Cảnh sát, quân đội và pháp luật
Dưới chế độ tư bản nhà nước là vũ khí của giai cấp tư sản, cảnh sát và quân đội được sử dụng để duy trì sự cai trị của nó; nhưng một nhà nước vô sản sẽ là vũ khí của công nhân để sử dụng chống lại những nỗ lực của các nhà tư bản để tiếp tục khai thác và đàn áp họ. Đó là vì sao mà những người Marxist yêu cầu vũ trang cho giai cấp công nhân. Nó có nghĩa là tái cấu trúc hoàn toàn cảnh sát và quân đội theo đường lối vô sản - trao quyền kiểm soát các tổ chức này cho công nhân thông qua cuộc bầu cử dân chủ của các sĩ quan và sự khuất phục của họ đối với kỷ luật của giai cấp công nhân có tổ chức.
Ví dụ về các biện pháp như vậy đã được nhìn thấy ở Torino, Ý vào năm 1920 khi Lữ đoàn đỏ, gồm các tình nguyện viên công nhân, được thành lập dưới sự kiểm soát của các ủy ban nhà máy. Liên minh FIOM chiếm các nhà máy và bố trí các nhóm trật tự để bảo vệ trước cổng nhà máy. Họ không dựa vào lực lượng của nhà nước tư sản - họ đã tạo ra một sự thay thế cho cấu trúc đó dưới sự kiểm soát của giai cấp vô sản.
Tương tự, sau năm 1917, Trotsky được giao nhiệm vụ xây dựng lại Hồng quân ở Nga từ con số không trong những điều kiện khó khăn nhất. Ông đã thực hiện một hệ thống Chính ủy trong toàn quân đội, những người cũng là cán bộ lãnh đạo của đảng Bolshevik để duy trì kỷ luật chính trị trong các trung đoàn và với các tướng lĩnh chỉ huy họ (vì lý do khan hiếm người có khả năng kỹ thuật quân sự, đa số họ là tướng lĩnh đã từng phục vụ trong các chế độ phản động trước đây như Sa hoàng và Kerensky). Theo cách này, quân đội đã được xây dựng như một vũ khí của giai cấp vô sản, không còn là công cụ của giai cấp tư sản phản cách mạng.
Theo thời gian, khi các giai cấp tan rã trong các điều kiện sản xuất xã hội hóa, các cơ quan này sẽ héo tàn, bởi vì sẽ không còn cần duy trì một sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Nhiệm vụ hành chính sẽ vẫn còn; nhưng, với tất cả mọi người đều là một quan chức, những điều này sẽ không dẫn đến một nhóm trong xã hội đứng tách biệt với phần còn lại. Việc thực thi các chuẩn mực xã hội của hành vi, v.v. sẽ đạt được bằng áp lực xã hội từ chính bên trong xã hội, chứ không phải là một lực lượng cưỡng chế đứng ngoài nó - theo cách tương tự như hành vi văn minh được quy định trong một nhóm bạn bè hoặc như trong xã hội cộng sản nguyên thủy.
Engels đã mô tả một xã hội cộng sản nguyên thủy như vậy, dựa trên nghiên cứu của Morgan về Iroquois, như sau:
Trong phần lớn thời gian con người sống trên hành tinh này, khoảng hai triệu năm, chúng ta đã sống trong những xã hội như thế và chúng ta đã điều chỉnh hành vi của mình từ bên trong xã hội chứ không phải bởi những vật thể đứng bên ngoài và bên trên nó. Chủ nghĩa xã hội sẽ đánh dấu sự trở lại với cách tổ chức xã hội tự nhiên của con người - hợp tác thay vì đối kháng.
Bên cạnh những cơ quan thực thi luật pháp, còn có thể chế luật, mà như Marx đã chỉ ra là không thể cao hơn cơ sở kinh tế của nó. Vì vậy, sự tồn tại của Luật sẽ tiếp tục miễn là nhà nước còn, nhưng giống như nhà nước cuối cùng nó cũng sẽ héo tàn.
Nhà tư pháp Liên Xô Evgeny Pashukanis thảo luận về điều này trong cuốn sách “Tổng quan về lý thuyết luật pháp và chủ nghĩa Marx”:
Một đặc điểm của pháp luật dưới chủ nghĩa xã hội, vì nó đang trong quá trình héo tàn, là nó sẽ không còn ở dạng hoàn toàn trừu tượng, như dưới chủ nghĩa tư bản. Luật tư sản khẳng định rằng công lý là mù quáng - nói cách khác, nó sẽ đối xử với những điều bất bình đẳng hoàn toàn giống nhau. Do đó, luật giao kèo giả định hai bên ký kết hoàn toàn bình đẳng, nhưng trong thực tế của đời sống kinh tế và xã hội nó không phải vậy. Một thái độ như vậy trong luật tư sản chỉ đơn giản là gây ra sự bất bình đẳng và bất công. Luật dưới chủ nghĩa xã hội, mặt khác, sẽ không mù quáng - nó sẽ mở to mắt và tìm cách bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân.
Giống như quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất sẽ không còn là vấn đề sở hữu cá nhân dưới chủ nghĩa xã hội mà trở thành vấn đề của sở hữu tập thể, cũng như vậy luật sẽ xem nhẹ vấn đề về quyền cá nhân hơn và chú trọng hơn về quyền tập thể của xã hội. Nó sẽ chống lại các quyền bởi tác động của nó sẽ bị đánh giá tương tự tội phạm dưới chủ nghĩa xã hội.
Người ta nói rằng vấn đề sở hữu tài sản là chín phần mười của luật pháp - vì vậy việc bãi bỏ quyền sở hữu tư nhân của các lực lượng sản xuất chắc chắn sẽ dẫn tới sự suy giảm trong các tranh chấp pháp lý và tội phạm. Làm thế nào mà một người có thể ăn cắp từ một cửa hàng, khi hàng hóa trong cửa hàng nói trên tồn tại trong tình trạng dư thừa, có sẵn miễn phí cho mọi người tùy theo nhu cầu của họ? Sẽ là vô lý như việc buộc tội ai đó ăn cắp oxy bằng cách hít vào không khí mà họ cần để sống sót!
Dưới chủ nghĩa tư bản, phần lớn các công việc pháp lý tồn tại chỉ để soạn thảo hợp đồng và thiết lập sự rõ ràng về quyền sở hữu tư nhân. Dưới chủ nghĩa xã hội, với tài sản bây giờ thuộc sở hữu tập thể, số lượng lao động hợp pháp khổng lồ này sẽ trở nên lỗi thời và thay vào đó có thể được chuyển hướng sang các nhiệm vụ cần thiết hơn về mặt xã hội.
Hơn nữa, về vấn đề tội phạm, chúng ta càng tiến gần đến một xã hội siêu dư thừa, trong đó mọi người đều có công việc và cổ phần trực tiếp, dân chủ trong nền kinh tế và cuộc sống của chính họ, thì động lực để phạm tội sẽ trở lên nhỏ hơn. Trong phạm vi của nó, những người phạm tội có thể được coi là nạn nhân của căn bệnh xã hội, chứ không phải là chó dại để bị nhốt. Pashukanis giải thích điểm này như sau:
Câu hỏi về luật cũng đặt ra câu hỏi về chính các nhà lập pháp - các đảng chính trị. Chủ nghĩa xã hội không có nghĩa là Nhà nước độc đảng; mà là một sự thay đổi của các đảng phái so với những gì chúng ta hiểu về chúng ngày hôm nay - nghĩa là, được tập hợp xung quanh các lợi ích khác nhau của giai cấp, bởi vì những sự phân biệt giai cấp đó sẽ bị xói mòn nhanh chóng. Trong khi đảng Bảo thủ có truyền thống đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản ở Anh, Lao động được thành lập bởi các công đoàn để đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân. Tại Hoa Kỳ, Đảng Dân chủ và Cộng hòa đại diện cho những cánh khác nhau của cùng một giai cấp tư sản, những người có quan điểm hơi khác nhau về cách tốt nhất để duy trì sự thống trị của tư bản. Dưới chủ nghĩa xã hội, các đảng chính trị sẽ không còn được thành lập với mục đích đại diện cho một lợi ích giai cấp cụ thể, mà thay vào đó là những ý tưởng khác nhau về cách lập kế hoạch kinh tế tốt nhất, nơi tốt nhất để đầu tư và nghiên cứu, ưu tiên nào cho xã hội, v.v. Chúng ta sẽ thấy nền tảng của đảng phái sẽ là ý tưởng và nguyện vọng, chứ không phải các giai cấp.
Chấm dứt chủ nghĩa dân tộc, phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc
Quốc gia như chúng ta hiểu ngày nay được thiết lập nên bởi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ra khỏi chế độ phong kiến, rất thường là theo cách độc đoán ( biên giới của nhiều quốc gia châu Phi ngày nay đơn giản chỉ là những đường kẻ được vẽ lên bản đồ bởi chủ nghĩa đế quốc). Ngày nay, quốc gia là một gông xiềng của sự phát triển các lực lượng sản xuất bởi nó đã làm phát sinh chủ nghĩa bảo hộ, cạnh tranh giữa các quốc gia và kiểm soát nhập cư. Một điều tương tự trong sự phát triển của văn hóa nhân loại với sự thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc độc hại chống lại các ý tưởng văn hóa nước ngoài và sự hạn chế di chuyển tự do của con người và sự pha trộn văn hóa giữa họ.
Việc tạo ra các khu vực thương mại tự do, như Liên minh châu Âu, là sự thừa nhận của giai cấp tư sản rằng sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải dỡ bỏ các rào cản quốc gia; và cuộc khủng hoảng hiện tại của Eurozone là bằng chứng cho thấy rằng việc dỡ bỏ các rào cản quốc gia là không thể dưới chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống đoàn kết giai cấp công nhân xuyên biên giới và phá vỡ mọi rào cản và cạnh tranh giữa các quốc gia. Điều này không có nghĩa là phá hủy sự khác biệt và văn hóa bản địa - vẫn có các khu vực khác nhau thống nhất trong một quốc gia dưới chủ nghĩa xã hội mà sẽ không phá hủy tính cá nhân của chúng; nó chỉ đơn giản là phá hủy thuế nhân tạo, di cư và các rào cản khác giữa mọi người.
Đây là một điểm được đưa ra trong một bài viết được viết bởi Đảng Công nhân Pháp hơn 120 năm về trước, có tiêu đề Chủ nghĩa yêu nước và Chủ nghĩa xã hội. Trong một cuộc thảo luận về giá trị của chủ nghĩa quốc tế, bài báo nói:
Nói cách khác, mặc dù các cuộc cách mạng tư sản ở những nơi như Pháp và Đức đã vượt qua sự chia rẽ địa phương và củng cố sự tồn tại của các quốc gia, nhưng điều đó không phá hủy bản sắc và truyền thống địa phương của người dân. Tương tự như vậy, chủ nghĩa quốc tế có nghĩa là xóa bỏ rào cản hợp tác giữa những người có quốc tịch khác nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là áp đặt một bản sắc với kích cỡ phù hợp cho tất cả mọi người trên toàn thế giới.
Những chia rẽ khác giữa mọi người sẽ thoái trào trong một hệ thống xã hội chủ nghĩa, ví dụ như định kiến đối với phụ nữ. Engels đã giải thích rằng nguồn gốc của sự áp bức với phụ nữ là ở chế độ tư hữu. Chủ nghĩa xã hội, bằng cách xóa bỏ tư hữu, cũng là xóa bỏ những điều kiện vật chất cho sự áp bức đó. Tương tự như vậy với gia đình truyền thống, mà dưới chủ nghĩa tư bản, đóng vai trò như là đơn vị khai thác kinh tế cơ bản nhất. Dưới chủ nghĩa xã hội, gia đình có thể được giải thoát khỏi những ràng buộc tư sản và những công việc nhà có thể được xã hội hóa, trút gánh nặng lao động không lương này ra khỏi vai của phụ nữ (chủ yếu) và biến nó thành trách nhiệm của toàn xã hội. Nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ và chăm sóc trẻ em đều có thể được cung cấp như các dịch vụ công cộng, do đó giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc của cuộc sống gia đình truyền thống. Điều này sẽ không loại bỏ khả năng tiếp tục sống một cuộc sống gia đình truyền thống, nếu muốn, nhưng nó sẽ không còn là điều cần thiết. Trong điều kiện như vậy, luật điều chỉnh hôn nhân, ly hôn và phá thai sẽ là vô lý.
Những người Bolshevik đã có những bước tiến theo hướng này sau cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917. Trotsky đã giải thích các mục tiêu của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong một bài viết cho Pravda vào tháng 7 năm 1923 với tựa đề Từ gia đình cũ đến mới :
Như Trotsky giải thích, những thay đổi như vậy cũng sẽ đi một chặng đường dài hướng tới sự phá vỡ nhiều định kiến khác, chẳng hạn như đồng tính luyến ái, dưới chế độ tư bản được giai cấp thống trị sử dụng để gây chia rẽ trong giai cấp công nhân. Thật vậy, những người Bolshevik đã bắt đầu nhiều cải cách này, bao gồm cả hợp pháp hóa đồng tính luyến ái, sau năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Lenin và Trotsky.
Định kiến phân biệt chủng tộc cũng sẽ không tồn tại dưới chủ nghĩa xã hội. Phân biệt chủng tộc cũng được sử dụng như một công cụ của giai cấp thống trị để phân chia giai cấp công nhân với nhau để các ông chủ có thể khai thác công nhân dễ dàng hơn. Không phải ngẫu nhiên mà việc chống nhập cư, những lời hô hào phân biệt chủng tộc trở nên nổi tiếng trong thời kỳ khủng hoảng tư bản khi giai cấp tư sản thấy cần phải siết chặt mức sống của người lao động hơn nữa.
Dưới chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ không có cơ sở vật chất cho phân biệt chủng tộc, vì sẽ không có sự phân chia giai cấp. Mặc dù là một ví dụ rất méo mó, Liên Xô cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về một số tiến bộ có thể được thực hiện dưới chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực này. Phần lớn nghệ thuật tuyên truyền của Liên Xô có hình ảnh của một nhóm người đa dạng chủng tộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, để nhấn mạnh quan điểm rằng cuộc chiến vì chủ nghĩa xã hội được tiến hành bởi giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Hơn nữa, Liên Xô đã cung cấp giáo dục miễn phí cho công dân của các quốc gia châu Phi và thành lập Đại học Hữu nghị Patrice Lumumba Peoples, được đặt theo tên của nhà lãnh đạo cách mạng cánh tả Congo. Trong khi đó, sự phân biệt chủng tộc của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ còn kéo dài đến giữa những năm 1950.
Cùng với việc loại bỏ cơ sở vật chất cho các loại áp bức và định kiến khác nhau này, quá trình cách mạng và xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ tự phá vỡ những định kiến này.
Trong bối cảnh của cách mạng xã hội chủ nghĩa, những câu hỏi giai cấp trở thành hàng đầu, trong khi sự phân chia giữa các chủng tộc, giới tính, v.v ... tất cả đều lùi dần vào hậu trường.
Cuộc đình công của những công nhân mỏ ở Anh năm 1984-85 cung cấp một ví dụ về tác động của một quá trình cách mạng đối với các mối quan hệ giới. Loretta Loach trong cuốn sách của cô ấy về phụ nữ trong cuộc đình công thợ mỏ đã giải thích mối quan hệ giữa nam và nữ được thay đổi hoàn toàn trong cộng đồng của tầng lớp lao động vào thời điểm này như là kết quả của cuộc đấu tranh chung của họ chống lại chính phủ tư bản Thatcher:
Trong cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, điều quan trọng là sự cam kết đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa, một đặc điểm không giới hạn trong bất kỳ giới tính hay chủng tộc cụ thể nào. Tất cả sự phân chia khác sẽ bị phá vỡ trong quá trình đấu tranh chung.
Sự hưng thịnh của khoa học và văn hóa
Ở Liên Xô, các chương trình xóa mù chữ lớn và quốc hữu hóa các thư viện công cộng đã được thực hiện. Với nhiều người có thể đọc và viết, văn hóa văn học, sân khấu và thơ ca của người dân sẽ có thể đạt đến một tầm cao mới rất nhanh.
Ở Venezuela dưới thời Hugo Chavez, một số chính sách xã hội đã được thông qua như một phần của cuộc cách mạng Bolivar, những chương trình giáo dục và xóa mù chữ đã có tác dụng khổng lồ, 1,5 triệu người đã biết đọc và viết, và tác phẩm tiểu thuyết Venezuela có thể chứng kiến một sự bùng nổ. Theo nhà báo Boris Munoz, tiểu thuyết Venezuela đã "mở ra để tìm kiếm một lượng khán giả lớn hơn, thông qua tiểu thuyết hư cấu, tiểu thuyết lịch sử, mà không từ bỏ những đặc điểm riêng của Venezuela." Một nhà phê bình văn học khác, Antonio Lopez Ortega, mô tả tiểu thuyết Venezuela "giữ được những bí quyết nhất của vùng Caribbean", cùng với đó vào năm 2006, một người Venezuela đã lần đầu tiên giành được giải thưởng Herralde danh giá cho tiểu thuyết, cũng như lọt vào danh sách rút gọn cuối cùng cho giải thưởng tiểu thuyết nước ngoài của báo Độc lập. Hơn nữa, tại Hội chợ sách quốc tế La Paz năm 2006, Venezuela đã chọn phân phối 25.000 cuốn sách miễn phí cho người dân La Paz và thị trấn El Alto lân cận, thay vì bán chúng cho những vị khách quốc tế giàu có, vì lợi ích của việc tiếp cận văn hóa. Sự phát triển và thái độ như vậy chỉ có thể có được ở một quốc gia đã sử dụng sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của nhiều người thay vì lợi nhuận cho số ít. Trên cơ sở này hãy tưởng tượng những gì có thể đạt được trong lĩnh vực văn hóa trong một xã hội xã hội chủ nghĩa lành mạnh, phát triển đầy đủ!
Và câu hỏi này vượt ra ngoài việc đơn giản là mở rộng các chương trình xóa mù chữ. Chủ nghĩa xã hội mang đến cho giới trẻ một tương lai tươi sáng hơn đầy triển vọng khi so sánh với triển vọng ảm đạm của giới trẻ dưới chủ nghĩa tư bản, sẽ mang đến nguồn cảm hứng cho những tiến bộ lớn trong nghệ thuật và triết học. Không phải ngẫu nhiên mà chính ở buổi bình minh của chủ nghĩa tư bản đã sản sinh ra những triết gia tư sản vĩ đại nhất, khi từ trong xã hội phong kiến suy đồi cả xã hội trỗi dậy hướng tới một tương lai tư bản tươi sáng hơn. Điều tương tự với các nghệ sĩ vĩ đại nhất - Da Vinci, Beethoven, Shakespeare, v.v. - đã tạo ra những kiệt tác của họ nhờ cảm hứng từ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp tư sản chống lại trật tự phong kiến cũ. Những tiến bộ văn hóa như vậy sẽ diễn ra với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội; nhưng với lợi ích bổ sung của hàng trăm năm phát triển của con người đằng sau chúng, những kiệt tác của xã hội chủ nghĩa này sẽ thể hiện ý tưởng trên một mặt phẳng cao hơn vô hạn so với bất cứ điều gì chúng ta đã từng thấy trước đây.
Một nền kinh tế có kế hoạch sẽ cho phép đầu tư hợp lý vào nghiên cứu khoa học để mang lại kết quả hiệu quả hơn nhiều so với trong chủ nghĩa tư bản. Nền chăm sóc sức khỏe nổi tiếng thế giới của Cuba là sản phẩm của kế hoạch đầu tư phát triển khoa học và hiệu quả của nó đã được chứng minh nhiều lần, gần đây nhất là với số lượng viện trợ vượt trội do Cuba cung cấp cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus Ebola và số liệu về số lượng bác sĩ trên đầu người, như đã đề cập trước đây.
Khi nói đến những câu hỏi khoa học xung quanh biến đổi khí hậu, có vẻ như chủ nghĩa xã hội là điều duy nhất có thể cứu chúng ta khỏi sự phá hủy hành tinh. Những gì chúng ta cần là một kế hoạch phối hợp quốc tế để đối phó với biến đổi khí hậu - nghĩa là xóa bỏ rào cản của lợi nhuận và biên giới quốc gia. Trong khi đây là phản đề trực tiếp với chủ nghĩa tư bản, nó mô tả chính xác chủ nghĩa xã hội. Với những nỗ lực khoa học được lên kế hoạch quốc tế để giảm khí thải và giảm thiểu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể giải quyết vấn đề nghiêm trọng nhất đối với mọi sự sống trên trái đất hiện nay.
Công nghệ khai thác năng lượng từ gió, sóng và mặt trời đã tồn tại và có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho toàn hành tinh. Năm 1986, một nhà vật lý người Đức Gerhard Knies đã phát hiện ra rằng chỉ trong sáu giờ các sa mạc của trái đất nhận được năng lượng từ mặt trời nhiều hơn hẳn con người tiêu thụ trong một năm, có nghĩa là một khu vực Sahara có kích thước của xứ Wales có thể cung cấp năng lượng cho toàn bộ châu Âu. Khai thác cơ hội này sẽ là loại bỏ tất cả sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, do đó giảm đáng kể lượng khí thải carbon - điều mà hành tinh đang rất cần. Điều này không được thực hiện bởi vì nó sẽ là một công việc không mang lại lợi nhuận cho những nhà tư bản đã xây dựng và đầu tư vào các công ty nhiên liệu hóa thạch khổng lồ. Chủ nghĩa tư bản không có khả năng lập kế hoạch cho tương lai, vì nó chỉ quan tâm tới những lợi ích trong ngắn hạn. Từ quan điểm của một nhà tư bản, phá hủy hành tinh là một cái giá chấp nhận được để trả cho lợi nhuận cao hơn, không kể những người nghèo nhất thế giới mới là những người chịu gánh nặng của biến đổi khắc nghiệt của khí hậu. Chỉ thông qua kế hoạch dân chủ dài hạn hợp lý, chúng ta mới có thể làm những gì cần thiết để cứu hành tinh này.
Những tiến bộ khoa học trong thám hiểm không gian có thể được theo đuổi hiệu quả hơn bằng cách sử dụng một nền kinh tế có kế hoạch, thay vì mọi quốc gia sản xuất, phóng và bảo trì các vệ tinh riêng và các thiết bị khác. Trên thực tế, ngay cả bây giờ, các công ty tư nhân cố gắng triển khai các sứ mệnh lên Sao Hỏa đã phải chuyển sang các dự án do chính phủ tài trợ như NASA để được giúp đỡ về kinh phí và chuyên môn. Một khu vực công được lên kế hoạch hợp lý là một cách hiệu quả hơn để tiếp tục thám hiểm không gian, vì Liên Xô đã chứng minh bằng cách là quốc gia đầu tiên đưa một người lên vũ trụ và tiến gần hơn phóng lên một trạm vũ trụ hoàn thiện có khả năng đạt đến giới hạn bên ngoài của hệ mặt trời, trong lúc Hoa Kỳ vẫn chỉ ở giai đoạn đưa một người lên mặt trăng.
Sự kết thúc và sự khởi đầu
Chủ nghĩa Mác sẽ còn dưới chủ nghĩa xã hội? Liệu lý thuyết Marxist có vai trò gì sau chiến thắng của một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa? Hiện nay chủ nghĩa Marx chủ yếu là một công cụ chính trị, và những người nghiên cứu các ý tưởng và cố gắng đưa chúng vào thực tiễn là các nhà hoạt động chính trị hơn ai hết.
Tuy nhiên, trong một xã hội xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học của chủ nghĩa Mác, vẫn sẽ là một công cụ sống còn để phân tích sự phát triển của xã hội đó. Và hơn nữa, nó sẽ trở thành một yếu tố có ý thức trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo văn hóa. Hiện nay triết lý này được ngụ ý trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, chẳng hạn như nghiên cứu các quá trình lượng tử và lý thuyết hỗn loạn, nhưng bằng cách biến nó thành một yếu tố rõ ràng trong sự hiểu biết của chúng ta về xã hội, ý thức của con người sẽ phát triển hơn nữa và nhanh hơn dưới chủ nghĩa xã hội. Giống như các triết lý của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa duy lý đã đóng vai trò này trong xã hội tư bản, vì vậy chủ nghĩa Marx sẽ đóng vai trò này dưới chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội có nghĩa là sự kết thúc của một xã hội trong đó con người bị áp bức và bóc lột bởi những con người khác. Nó có nghĩa là chấm dứt chế độ tư hữu trên quy mô lớn và chấm dứt lợi nhuận tư nhân và tình trạng hỗn loạn của thị trường tự do. Nhưng chủ nghĩa xã hội không có nghĩa là chấm dứt ngay lập tức tất cả các vấn đề của thế giới và tạo ra một thiên đường nơi mọi người sống hạnh phúc mãi mãi; Nó cũng không có nghĩa là sự kết thúc của lịch sử và tất cả sự phát triển trong tương lai của xã hội loài người.
Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội chỉ là khởi đầu của lịch sử. Nó hứa hẹn một hệ thống có khả năng phát triển lực lượng sản xuất đến mức con người có thể ngừng hủy hoại bản thân và hành tinh của họ, và thay vào đó bắt đầu kiểm soát ý thức cuộc sống của chính họ.
Như nhà triết học Hegel đã nói rằng: tự do thực sự không đến từ nỗ lực vượt qua các luật lệ chi phối thế giới, mà từ việc hiểu chúng; vì, một khi đã hiểu, những luật này có thể được khai thác vì lợi ích của chúng ta. Lý thuyết của chủ nghĩa Mác cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết về các quy luật vật lý, xã hội và kinh tế chi phối thế giới, và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội sẽ cung cấp cho chúng ta sự tự do nhờ việc khai thác chúng cho chính chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì với sự tự do đó sẽ là câu hỏi thúc đẩy tất cả sự phát triển của con người trong tương lai.