IMF cảnh báo về thảm họa nợ toàn cầu

Các quốc gia nghèo nhất trên thế giới đang trải qua một vòng luẩn quẩn của nợ nần chồng chất. Đại dịch coronavirus đã gia tăng thêm gánh nặng cho ngân khố quốc gia của họ. Các nước này, với ngành sản xuất chủ yếu là khai thác nguyên liệu thô, đã phải vật lộn để đối phó với sự sụt giảm giá nguyên liệu, và cuộc khủng hoảng mới nhất này khiến tình hình đã hoàn toàn không thể kiểm soát được, đến lượt mình, điều này lại mang đến tác động lớn cho các nước tư bản tiên tiến.


[Source]

Theo Chiến dịch vận động về nợ Jubilee, 52 quốc gia trên thế giới đã rơi vào khủng hoảng nợ, 63 quốc gia khác đang gặp rủi ro. Theo ước tính của IMF trong năm nay thì tỷ lệ nợ của các nước “mới nổi” có khả năng tăng 10% điểm GDP.

Một vài năm về trước, khi giá nguyên liệu thô bùng nổ, chủ yếu do nhu cầu từ Trung Quốc, nhiều trong số các quốc gia này đã được các nhà kinh tế học hết lời ca ngợi. Đó là lúc mà các khái niệm như BRICS (Bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và các thị trường mới nổi trở nên phổ biến. Giờ đây, sau khi thị trường nguyên liệu thô sụp đổ vào năm 2014, từng quốc gia một đã và đang bước vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, và cho đến nay chỉ có Trung Quốc mới có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng đi đến trạng thái tồi tệ nhất.

Mặc dù mức tăng nợ ở các nước này có thể không lớn như ở nhiều nước tư bản tiên tiến, họ lại không thể đảm bảo cho các khoản nợ của mình bằng cách in tiền (tức là nới lỏng định lượng), thậm chí là chỉ trong ngắn hạn. Ở những quốc gia này các thị trường trái phiếu tư nhân đã bị đóng cửa kể từ hồi tháng Ba. Giám đốc IMF lưu ý, không có chính phủ châu Phi cận Sahara nào đã phát hành bất kỳ trái phiếu chính phủ mới nào kể từ tháng Ba.

Các nước tư bản tiên tiến đang tài trợ cho khoản thâm hụt kỷ lục của chính họ (mức thâm hụt liên bang của Mỹ theo ước tính đã đạt đến 15% GDP trong năm nay) bằng cách in tiền với mức độ chưa từng có, điều này đã đẩy chi phí đi vay xuống dưới 1% đối với trái phiếu 10 năm của họ. Cả trái phiếu của Đức và Pháp đều nằm trong vùng âm. Ngược lại, trái phiếu Nam Phi ở mức khoảng 9,5%.

Khoản nợ mà các quốc gia này phải gánh chịu hiện đã cao tương đương với thời điểm xóa nợ lớn xảy ra vào năm 2001. Theo Chiến dịch vận động về nợ Jubilee, chỉ trong năm nay, 76 quốc gia nghèo nhất đang chi ra 18 tỷ đô la để trả nợ cho các chính phủ khác, 12 tỷ đô la để trả nợ cho các tổ chức đa quốc gia như IMF và Ngân hàng Thế giới và 10 tỷ USD khác để trả nợ cho các tổ chức cho vay tư nhân, chẳng hạn như các ngân hàng và quỹ đầu cơ.

IMF tự hào vì đã cho các nước, chủ yếu là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, vay 100 tỷ đô la hỗ trợ họ chống dịch COVID, nhưng một lượng lớn trong số đó sẽ chỉ giúp trả hết các khoản nợ hiện có. Và hơn nữa, nó sẽ chỉ làm tăng thêm một đống nợ không bền vững.

IMF đâu có bận tâm đến điều kiện sống của hàng trăm triệu người đang phải chịu ảnh hưởng từ các chương trình của họ. Mà dẫu họ có bận tâm đi nữa thì cũng không thể giải quyết được tình hình, một thế lưỡng nan. Một mặt, nếu các nước vỡ nợ, nó có thể gây ra một trận sạt lở ở các nước thuộc địa cũ mà cuối cùng sẽ đe dọa đến sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng ở phương Tây. Mặt khác, nếu các chính phủ cố gắng trả tiền vào thời điểm này, nó sẽ khơi dậy các phong trào cách mạng.

Đó là lý do tại sao IMF hiện đang yêu cầu hoãn nợ cho đến năm 2021. Họ hy vọng rằng, nếu vượt qua được năm nay, năm sau họ có thể tiếp tục hút máu các nước thuộc địa cũ như thường lệ. Thật không may cho họ là điều này sẽ không xảy ra.

Nợ, một quả bom hẹn giờ

Thực tế là một phần lớn số tiền này sẽ không bao giờ hoàn trả được, và hiện các chủ nợ đã được cảnh tỉnh về điều này, Lebanon, Argentina và cả Ecuador đã được cơ cấu lại nợ. Zambia và Rwanda cũng không xa lắm.

Khoản nợ này là một cái cối xay mà các nước nghèo bị quàng cổ vào để kéo cho nó quay. Sự thật này thường được che đậy dưới những cụm từ hay ho về đầu tư, v.v., nhưng trong hầu hết các trường hợp, số tiền được vay không phải để dành cho người dân trong nước mà để đảm bảo doanh số bán hàng cho nước cho vay (điển hình là vũ khí), kết hợp với một số khoản tiền lại quả “lành mạnh” cho những người liên quan.

Một trường hợp để minh họa là Mozambique, nơi một số chủ ngân hàng có uy tín cao ở Credit Suisse đã bảo đảm cho chính phủ lúc đó một khoản vay bất hợp pháp trị giá 2 tỷ đô la, được chi cho các tàu đánh cá và tuần tra, những thứ đã chưa bao giờ được dùng đến; và kèm với đó không dưới 500 triệu đô la ngoài dự toán. Rốt cục, các công tố viên Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng, trong số khoảng 1 tỷ đô la tiền chi cho các con thuyền, 150 triệu đô la đã nằm trọn trong túi của các quan chức Mozambique và 50 triệu đô la trong túi của các chủ ngân hàng cơ cấu các khoản vay. Mặc dù Mozambique đã ngừng trả nợ nhưng tình trạng pháp lý vẫn chưa rõ ràng. Credit Suisse đã hoán chuyển nợ và bán nó ngay sau khi nó được phát hành, và Mozambique hiện đã tiến hành một vụ kiện tại tòa án Anh để khắc phục tình hình.

Tình tiết này chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, được đưa ra ánh sáng bởi vai trò của nó trong việc nhấn chìm nền kinh tế Mozambique. Thực tế là những thương vụ này là điển hình của cách thức kinh doanh được tiến hành ở nhiều nước thuộc địa cũ, nói chung là với sự khuyến khích tích cực từ các ngân hàng và chính phủ phương Tây.

Giờ đây, khoản nợ tích lũy này đang đe dọa sự ổn định tài chính của các nước đế quốc. Tuy nhiên, nếu không có sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới, các quốc gia này sẽ không có cách nào tiếp tục trả nợ, và việc tăng thêm các khoản vay và tiền phạt sẽ chỉ trì hoãn ngày ác quỷ.

Join us

If you want more information about joining the RCI, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.