Sự thất bại của PKI (Đảng Cộng sản Indonesia) trong những năm 1920 đã dẫn tới việc trao quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào tay giai cấp tư sản dân tộc mới nổi, những kẻ trói chặt tay và chân vào đế quốc chủ nghĩa. Trong khi giai cấp tư sản dân tộc vốn không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, PKI Stalin trong những năm 1950 đã áp dụng một cách sai lầm lý thuyết hai giai đoạn, điều mà sau này đã dẫn đến cuộc phản cách mạng đẫm máu nhất những năm 1965.
Độc lập dân tộc
Thực tế là kể từ khi tiêu diệt được PKI năm 1927, phong trào dân tộc đã bị thống trị bởi các yếu tố dân tộc tư sản giống như Sukarno và Mohammad Hatta. Thất bại của PKI năm 1927 và cuộc Đại suy thoái sau đó - đã ảnh hưởng đến Indonesia đặc biệt nặng nề vì nền kinh tế của nó phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế thế giới (trong khi dân số tăng từ 61 triệu vào năm 1930 lên 71 triệu vào năm 1940, thu nhập quốc dân đã giảm từ 3,5 tỷ xuống 2 tỷ Guilder (Malcolm Caldwell and Ernst Utrecht, Indonesia, Một lịch sử thay thế (Sydney: Alternative Publishing Co-operative Limited, 1979) Tr.35) - đã mở ra một thời kỳ bán phản động ở Indonesia, nơi phong trào dân tộc đã thụt lùi một bước cả về chính trị và tổ chức. Khoảng 13.000 vụ đã bị bắt giữ trong khi hàng ngàn người bị đưa vào trại tập trung khét tiếng tại Boven Digul, một Siberi của Indonesia.
Mãi cho đến khi quân đội Hà Lan ở Indonesia thất bại dưới tay người Nhật vào năm 1942, đánh dấu sự chấm dứt ba thế kỷ rưỡi thuộc địa của Hà Lan và khởi đầu cho sự chiếm đóng của Nhật Bản kéo dài ba năm rưỡi, chỉ khi đó phong trào dân tộc Indonesia mấy lại được xung lượng. Mặc dù chắc chắn là cái thứ chủ nghĩa dân tộc ấy nổi bật lên bởi sự kiểm soát chặt chẽ từ người Nhật thông qua Khối thịnh vượng chung Đông Á, với khẩu hiệu “Châu Á dành cho người Á châu”. Lực lượng Nhật Bản đã nắm trong tay các nhà lãnh đạo nổi tiếng của Indonesia, trong số đó có Sukarno và Hatta, nhằm giành lấy sự ủng hộ từ dân chúng Indonesia cho bộ máy chiến tranh của họ và giúp bảo vệ các vùng lãnh thổ bị chinh phục của họ khỏi lực lượng Đồng minh. Trong khi các nhà lãnh đạo khác thể hiện khuynh hướng ủng hộ xã hội chủ nghĩa thì bị nghiền nát một cách tàn nhẫn. Chỉ các tổ chức được người Nhật Bản thừa nhận mới được tồn tại, như là Putera và Djawa Hokokai. Nhưng các tổ chức này không là gì khác ngoài các công cụ cho sự cưỡng bách và kiểm soát của người Nhật.
Đằng sau lời hứa của Nhật Bản sẽ trao độc lập cho Indonesia là một nỗ lực để kiểm soát phong trào dân tộc, để nếu Indonesia giành được độc lập, nó vẫn sẽ nằm dưới sự cai trị trực tiếp của họ. Loại lãnh đạo dân tộc được người Nhật chăm chút lộ ngay ra màu sắc thực sự của họ khi thời khắc quyết định đến. Ngay cả sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15 tháng 5 năm 1945, Sukarno và Hatta đã không dám tuyên bố độc lập Indonesia mà không hỏi trước ý kiến của người Nhật. Họ đã bị ép buộc bởi những thanh niên chiến binh, những người phản đối rằng nền độc lập Indonesia như là một món quà từ Nhật Bản. Đặc biệt, với sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản vào thời điểm đó, điều đó có nghĩa là các lực lượng vũ trang Nhật Bản ở Indonesia sẽ đóng vai trò là đại diện cho lực lượng Đồng minh điều sẽ chuyển thuộc địa trở lại tay người Hà Lan.
Sau nhiều lúng túng và do dự, vào sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945, Sukarno tuyên bố Indonesia độc lập, và do đó mở đầu cho chương mới của cuộc đấu tranh giành độc lập cho Indonesia, cuộc đấu tranh về mặt quân sự nhằm chống lại quân đội Đồng minh và mặt chính trị giữa những người cải cách và các nhà cách mạng. Cái trước, được nhân cách hóa bởi Hatta và Sjahrir, người muốn giành độc lập cho Indonesia dưới sự thương xót của chủ nghĩa đế quốc, trong khi cái sau, được nhân cách hóa bởi Tan Malaka và mặt trận thống nhất của ông, Persatuan Perjuangan (Đoàn kết đấu tranh), những người đòi độc lập hoàn toàn. Các nhà cách mạng đã chiến đấu dũng cảm chống lại các cường quốc Đồng minh và cũng chống lại các nhà lãnh đạo dân tộc như Hatta, những người tìm cách đầu hàng các cường quốc đế quốc và trả lại tất cả các công ty cũng như đồn điền cho Hà Lan, điều trên thực tế có nghĩa là sự phụ thuộc của kinh tế Indonesia vào Hà Lan. Những người theo chủ nghĩa dân tộc tư sản này đã gửi quân đội của họ chống lại các dân quân nhân dân đang chiến đấu để bảo vệ quốc gia mới thành lập của họ. Hàng ngàn chiến binh trẻ dũng cảm, được coi là quá cách mạng, đã bị quân đội của chính phủ săn lùng và giết hại, bao gồm cả Tan Malaka vào năm 1949.
Vào ngày 27 tháng 12 năm 1949, sau nhiều trận chiến anh dũng, đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người Indonesia, người Hà Lan đã buộc phải công nhận chủ quyền của Indonesia. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo dân tộc đã bán hết toàn bộ Indonesia bằng cách đồng ý trả lại tất cả các công ty, đất nông nghiệp và hầm mỏ cho Hà Lan và trả thêm số tiền 4,3 tỷ Guild (hoặc tương đương 10,1 tỷ USD vào năm 2009), đó là chiến phí của quân đội Hà Lan trong cuộc xâm lược chống lại Indonesia bốn năm trước. Điều này đặt toàn bộ nền kinh tế Indonesia dưới ngón tay cái của đế quốc và chương trình độc lập hoàn toàn đã bị phản bội.
Trật tự cũ
Nền kinh tế Indonesia trong những năm 1950 được đặc trưng bởi "suy thoái kinh niên" theo Benjamin Higgins, tác giả của một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất thời kỳ đó, Sự Phát triển Kinh tế. Ông đã kết luận rằng, "Indonesia chắc chắn phải được coi là thất bại hàng đầu trong số các quốc gia kém phát triển." (Benjamin Higgins, Sự phát triển kinh tế (New York: W.W Norton, 1969))
Sultan Hamengkubuwono IX vào năm 1966 đã lý giải tình huống này như sau: "Bất cứ ai ảo tưởng rằng xã hội Indonesia đang trải qua một tình huống kinh tế thuận lợi là phạm phải sai lầm của sự thiếu hiểu biết chuyên sâu... Nếu chúng ta thực hiện tất cả các nghĩa vụ [nợ nước ngoài], chúng ta không còn ngoại hối để chi tiêu cho nhu cầu thường ngày của chúng ta ... Năm 1965 giá nói chung đã tăng hơn 500% ... Trong những năm 1950, ngân sách nhà nước đã duy trì mức thâm hụt từ 10 đến 30% với các khoản thu và trong thập niên 1960, nó đã tăng vọt hơn 100 phần trăm. Năm 1965, nó thậm chí còn đạt tới 300%."[3]
Điều kiện xã hội cũng không khá hơn, với sự tương phản sắc nét giữa giàu và nghèo lúc bấy giờ bất chấp lời tuyên bố lặp đi lặp lại của chính phủ Sukarno về mục tiêu của một xã hội công bằng và thịnh vượng. Điều này được nhấn mạnh bởi trích dẫn sau đây từ một nhà quan sát có hiểu biết về Indonesia vào giữa những năm 1960: "... quy mô tiêu thụ ở Djakarta thật dễ thấy là có vẻ như đã tăng... số lượng xe khách tăng mạnh, ở vào thời điểm mà giao thông công cộng đang xuống cấp nghiêm trọng, đưa ra một số dấu hiệu cho thấy lỗ hổng... bất cứ khi nào có những quy định xuất nhập khẩu mới được thực thi để ngăn chặn việc nhập khẩu hàng xa xỉ, vậy mà bằng cách nào đó chúng vẫn vào được như thường."[4]
Các chỉ số kinh tế thô ở trên trong giai đoạn 1960-65 cho thấy rõ ràng rằng nền kinh tế Indonesia đang suy thoái một cách thảm khốc. Trong vòng năm năm, lạm phát đã tăng từ 20% lên 600%, thâm hụt ngân sách tăng từ 17% lên 63%. Tác động ngay lập tức và trực tiếp từ sự gia tăng lạm phát này là đối với người lao động và nông dân, điều có ý nghĩa là sự sụt giảm tiền lương thực sự của họ và nó không khó để nhận ra. Cung tiền bắt đầu tăng rất nhanh từ 40% vào đầu những năm 1960 lên 300% vào năm 1965. Sự gia tăng cung tiền này có nguồn gốc trực tiếp từ thâm hụt ngân sách, mà chính phủ đã xử trí bằng cách in thêm nhiều tiền.
Câu chuyện đã bị chính các thế lực tư bản phương Tây lật tẩy là Sukarno, giống như nhiều nhà lãnh đạo Thế giới thứ ba khác trong thời đại của ông, đã dành một sự quan tâm không cân xứng đến các vấn đề chính trị bằng chi phí kinh tế; rằng ông đã chính trị hóa đất nước đến cùng cực và kết quả là làm giảm trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mô tả này đã không nhận ra sự thật rằng củng cố chính trị là một bước quan trọng phải được thực hiện bởi nền Cộng hòa mới được sinh ra này. Các lực lượng đồng minh đã gieo rắc sự hỗn loạn lớn cho nền Cộng hòa, về kinh tế và chính trị. Chính sách của đế quốc lúc bấy giờ là chia cắt Indonesia thành các quốc gia yếu và nhỏ hơn bằng cách thúc đẩy các phong trào ly khai trên toàn quần đảo. Nhiều cuộc nổi loạn, được nhiều đế quốc bảo trợ và ủng hộ, đã nổ ra và đe dọa đến sự thống nhất quốc gia, thứ mà không chỉ phải bị xử lý về quân sự mà còn cả về mặt chính trị. Nỗ lực quân sự để chống lại những kẻ ly khai là một trong những yếu tố chính khiến chính phủ phá sản.
Chính phủ Sukarno đã cố gắng cân bằng giữa hai lực lượng chính: lực lượng cộng sản và lực lượng quân đội dưới trướng các tướng lĩnh phản động. Đằng sau những người Cộng sản là giai cấp công nhân, nông dân nghèo, dân nghèo thành thị và nhiều trí thức cánh tả, nghệ sĩ cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc. Đằng sau các tướng phản động là những địa chủ giàu có, những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và quan trọng nhất là các thế lực đế quốc. Các biện pháp nửa vời của chính phủ Sukarno, tức là đắm chìm trong những cụm từ cách mạng mà không hoàn thành cách mạng xã hội, hoàn toàn xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và thực hiện một nền kinh tế kế hoạch dưới sự kiểm soát dân chủ của công nhân, và mặt khác từ chối của Đảng Cộng sản Indonesia nắm quyền vì họ bị trói tay chân vào giai cấp tư sản dân tộc (theo lý thuyết hai giai đoạn của họ), dẫn đến sự thất bại của giai cấp công nhân. Trong cuộc đấu tranh giai cấp, chỉ có một quy tắc: hai giai cấp, kẻ thắng thì phải có người thua. Một tình thế gay gắt của đấu tranh giai cấp, như ở Indonesia vào cuối những năm 1950 đến giữa những năm 1960, không thể cứ thế mãi mãi. Một giai cấp phải hành động. Sự nhất quyết của PKI gác cuộc đấu tranh giai cấp sang một bên bằng cách phụ thuộc mình vào cuộc đấu tranh dân tộc đã dẫn đến sự hủy diệt của họ. PKI đã né tránh thừa nhận cuộc đấu tranh giai cấp nhưng cuộc đấu tranh giai cấp đã không bỏ qua PKI.
Năm 1965 và chủ nghĩa đế quốc Mỹ
G30S (Phong trào 30 tháng 9 năm 1965, ở Indonesia là Gerakan 30 tháng 9) là một cuộc phản cách mạng báo hiệu trước sự lật ngược hoàn toàn trong chính trị Indonesia và thế giới. Tại một quốc gia lớn thứ tư thế giới và có đảng Cộng sản lớn chỉ sau Trung Quốc và Liên Xô, đã đi từ một quốc gia chống đế quốc kiên định sang một đồng minh phục tùng tuyệt đối chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Trước cuộc đảo chính, đại sứ quán Mỹ đã buộc phải gửi về nhà gần như toàn bộ nhân viên của mình và đóng cửa các lãnh sự quán bên ngoài Jakarta vì các cuộc biểu tình do PKI lãnh đạo. Công nhân đang chiếm giữ các đồn điền và giếng dầu thuộc sở hữu của các công ty Mỹ và Sukarno đang đe dọa quốc hữu hóa chúng. Mối đe dọa của một Indonesia cộng sản là có thật và sự kiện này có khả năng biến cả khu vực Đông Nam Á thành màu đỏ thực sự.
Một báo cáo tình báo cấp cao được chuẩn bị vào đầu tháng 9 năm 1965 chứng tỏ rằng “Sukarno của Indonesia đã hành động trên những khía cạnh quan trọng giống như một nhà nước Cộng sản và có thái độ thù địch công khai với Mỹ hơn hầu hết các quốc gia Cộng sản khác.” Báo cáo cũng dự đoán rằng chính phủ Indonesia sẽ bị PKI thống trị hoàn toàn chỉ trong vòng hai hoặc ba năm nữa, và rằng “trong thời gian ngắn, việc gia nhập chính thức của Indonesia vào chủ nghĩa cộng sản sẽ có tác động nặng nề đến chính trị thế giới. Nó sẽ được coi là một thay đổi lớn trong cán cân quốc tế của các lực lượng chính trị và sẽ mang đến sức sống mới vào luận điểm rằng chủ nghĩa cộng sản là làn sóng của tương lai.”[6]
Indonesia được coi là con bài domino lớn nhất ở Đông Nam Á. Trong một bài phát biểu năm 1965, Richard Nixon đã biện minh cho sự đánh bom miền Bắc Việt Nam như một biện pháp để bảo vệ “tiềm năng khoáng sản to lớn” của Indonesia. Nhà sử học John Roosa đã khẳng định rằng việc các đơn vị chiến đấu trên mặt đất bắt đầu đến Việt Nam vào tháng 3/1965 sẽ trở nên thừa nếu Cộng sản giành chiến thắng tại một quốc gia lớn hơn và chiến lược hơn nhiều, Indonesia. Việc tiếp quản PKI ở Indonesia sẽ khiến sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là vô ích [7] . Robert McNamara, bộ trưởng quốc phòng dưới thời Tổng thống John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, đã lập luận rằng Hoa Kỳ nên đánh giá thấp sự can dự của họ vào Việt Nam sau khi tiêu diệt PKI ở Indonesia.[8] Một khi Indonesia, con bài domino lớn của Đông Nam Á đã được bảo đảm an toàn, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ nên nhận ra rằng Việt Nam không còn quan trọng như trước đây, McNamara lập luận. Tuy nhiên, vào thời điểm này thì cuộc chiến ở Việt Nam đã có logic riêng của nó, ly dị với lý thuyết domino. Chiến thắng của Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngay cả sau khi PKI sụp đổ, là cần thiết để giữ gìn uy tín của chính phủ Hoa Kỳ và để tránh nỗi sỉ nhục khi thua một cuộc chiến hơn là kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á.
Như phần trước đã chỉ ra, Indonesia có tầm quan trọng đối với chủ nghĩa tư bản thế giới vì nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Sau Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đặt Indonesia vào phạm vi ảnh hưởng kinh tế của Nhật Bản; Dầu, khoáng sản và cây trồng của Indonesia sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản. Mối quan tâm chính của Hoa Kỳ là an ninh của Nhật Bản, nơi có quyền truy cập rẻ vào các nguồn tài nguyên khổng lồ của Indonesia mà họ tin rằng rất quan trọng để giữ nó an toàn trong trại của Hoa Kỳ. Điều này có thể được nhìn thấy từ số liệu thống kê xuất khẩu sau năm 1965, nơi Nhật Bản trở thành điểm xuất khẩu chính của các sản phẩm Indonesia, từ khoảng 3 - 7% thị phần xuất khẩu từ 1958-1962 đến khoảng 50% trong thập niên 1970 và 80.[9]
[Còn tiếp...]
*Chú thích:
[1] Malcolm Caldwell và Ernst Utrecht, Indonesia, Lịch sử thay thế (Sydney: Hợp tác xã xuất bản thay thế Limited, 1979) 35.
[2] Benjamin Higgins, Phát triển kinh tế (New York: W.W Norton, 1969)
[3] Sultan Hamengkubuwono IX, được trích dẫn trong J. Panglay Kim và H.W. Arndt, Khảo sát những phát triển gần đây, Bản tin về nghiên cứu kinh tế Indonesia, 1966
[4] Castles, L. Chủ nghĩa xã hội một doanh nghiệp tư nhân: Giai đoạn mới nhất, Bản tin về nghiên cứu kinh tế Indonesia, năm 1965, số 1, trang 13-45
[5] Hal Hill, Nền kinh tế Indonesia (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2000) Tr3.
[6] “Triển vọng và ý nghĩa chiến lược của việc tiếp quản chủ nghĩa Cộng sản ở Indonesia, ngày 1 tháng 9 năm 1965. Được chuẩn bị bởi CIA, Cơ quan An ninh Quốc gia, Cơ quan Tình báo Quốc phòng, và bộ phận tình báo của Bộ Ngoại giao
[7] John Roosa, Tiền đề cho vụ giết người hàng loạt: Phong trào 30 tháng 9, Suharto và Cuộc đảo chính táo bạo ở Indonesia (Madison: Nhà in Đại học Wisconsin, 2006)
[8] Robert McNamara, hồi tưởng quá khứ: Bi kịch và những bài học ở Vietnam, 1995.
[9] Kano 79, Tr92.