Bốn mươi năm trước, Malcolm X đã đứng lên tại Phòng khiêu vũ Audubon ở Harlem (New York) để nói chuyện. Ông sẽ lên tiếng chống lại sự phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ. Ông sẽ kêu gọi anh chị em của mình kháng cự và chiến đấu chống lại “sự áp bức từ người da trắng”, trước khi ông bị ám sát. Không ít người của tầng lớp tinh hoa Hoa Kỳ thở phào nhẹ nhõm. Một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất chống lại sự bất công đã câm lặng.
Tuổi trẻ của Malcolm
Malcolm X được sinh ra ở khu Malcolm Little, Omaha, Nebraska vào ngày 19 tháng 5 năm 1925. Vào thời điểm đó, có khoảng 13 triệu người da đen ở Mỹ và phần lớn trong số họ ở các bang miền Nam. Họ chủ yếu là nông dân và người lĩnh canh. Ở miền Bắc, người da đen tập trung trong cộng đồng công nghiệp với tư cách là công nhân công nghiệp. Ở miền Nam, luật Jim Crow đã thiết lập một chế độ phân biệt chủng tộc nhằm chia cắt người Mỹ gốc Phi ra khỏi phần còn lại của xã hội. Hậu quả thực tế của luật này là nhà ở của người da đen được tách xa khỏi nhà ở người da trắng, những đứa trẻ da đen phải học cách xa những đứa trẻ da trắng, và thậm chí cả nhà vệ sinh công cộng cũng riêng rẽ.
Một trong những điều luật độc hại nhất là luật cấm công nhân da đen gia nhập nhiều công đoàn quan trọng. Điều này đặc biệt thuận lợi cho các ông chủ người Mỹ, những người truyền bá nọc độc của phân biệt chủng tộc giữa những người lao động da trắng. Những chiến thuật chia để trị này đã dẫn đến sự thất bại của nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và ngăn cản giai cấp công nhân Hoa Kỳ thống nhất.
Tuy nhiên, tình hình ở miền Bắc không tốt hơn là mấy. Người da đen sống tách biệt với người da trắng trong những khu ổ chuột đông đúc như Harlem ở New York hay South Side ở Chicago. Phân biệt chủng tộc cũng có mặt ở đó. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã buộc các ông chủ phải lôi kéo người da đen vào lực lượng lao động công nghiệp. Điều này khiến nhiều người Mỹ gốc Phi tin rằng điều kiện của họ sẽ được cải thiện. Nhưng hy vọng này còn xa với thực tế. Năm 1919, sự kết thúc của cuộc chiến đã mang tới một làn sóng hành động công nghiệp lớn gây rung chuyển nước Mỹ. Đáp lại các ông chủ là khuấy động nạn phân biệt chủng tộc và chia rẽ tầng lớp lao động bằng cách đổ lỗi cho người da đen vì sự gia tăng thất nghiệp đồng thời đưa người da đen từ miền Nam lên, những người đang tuyệt vọng để kiếm việc làm, nhằm phá vỡ các cuộc tấn công của những người lao động da trắng ở miền Bắc.
Sự khước từ của Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ (AFL) để tổ chức lực lượng lao động người Mỹ gốc Phi và vai trò nguy hiểm mà bộ máy quan liêu đã thể hiện trong các cuộc đình công khác nhau đã giúp các ông chủ phá tan phong trào của giai cấp vô sản Mỹ. Cách mạng và phản cách mạng luôn song hành với nhau. Vào mùa hè cùng năm, hơn 25 pogrom ( thuật ngữ ám chỉ 1 cuộc đàn áp, tàn sát tập thể người thiểu số) đã diễn ra. Phân biệt chủng tộc luôn là một trong những công cụ hữu ích nhất mà các ông chủ thường sử dụng trong chiến thuật gây chia rẽ, gia đình của Malcolm cũng giống như hầu hết dân số da đen khác không tránh khỏi bạo lực từ phân biệt chủng tộc.
Cha của Malcolm là một nhà truyền giáo đã theo đuổi ý tưởng của Marcus Garvey về giải phóng đen. Vào thời điểm đó, nhiều người da đen gia nhập các tổ chức đã thúc đẩy niềm tự hào chủng tộc như một cách để chống lại sự áp bức phân biệt chủng tộc. Marcus Garvey là người đấu tranh cho phong trào “trở lại Châu Phi”. Những ý tưởng này đã có tác động sâu sắc đến người Mỹ gốc Phi. Về sau, trong những năm 60 của thế kỷ này khi các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang diễn ra ở châu Phi, ý tưởng huyền bí này đã lấy lại được sự phổ biến.
Khi Malcolm lên bốn tuổi, ngôi nhà của gia đình ông đã bị một nhóm phân biệt chủng tộc đốt cháy. Năm sáu tuổi, cha ông bị Ku Klux Klan ám sát. Trong bối cảnh xã hội này, không khó để hiểu tại sao ông hay gặp rắc rối suốt thời thơ ấu và tuổi trẻ. Ông đã dành trọn những năm niên thiếu của mình ở Boston, Lansing, New Haven, Flint và cả New York. Ở đó, ông đã dính líu đến một số hành vi tội phạm như đánh bạc bất hợp pháp, trộm cắp và bán lẻ ma túy. Giống như nhiều người da đen, ông đã đến Bờ Đông với hy vọng tìm được việc làm. Mặc dù bị thu hút vào tầng lớp lao động công nghiệp, người da đen luôn kết thúc trong những công việc tồi tệ nhất, đó là nếu như họ có thể tìm được một công việc. Để sống sót, nhiều người đã bị đẩy vào con đường tội phạm nhỏ để kiếm tìm thu nhập. Năm 1946, Malcolm bị bắt vì tội đột nhập, sở hữu súng ngắn và ăn cắp vặt. Ông bị kết án tám đến mười năm tù và ra tù sau sáu năm thụ án.
Malcolm nhỏ trở thành Malcolm X
Trong tù, ông gia nhập Quốc gia Hồi giáo (Nation of Islam), còn được gọi là Phong trào Hồi giáo đen, và lấy tên là Malcolm X. Ông đã có 14 năm ở trong nhóm tôn giáo này. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, ông đã trở thành một trong những nhân vật nổi bật nhất trong nhóm và trở thành người phát ngôn chính cho nhà lãnh đạo bí ẩn của nó, Elijah Muhammad.
Quốc gia Hồi giáo là một giáo phái tôn giáo với quan điểm rằng để đạt được sự cứu rỗi, những người da đen thực sự theo Allah phải tách biệt khỏi xã hội da trắng và tạo ra “Quốc gia Hồi giáo”. Học thuyết của nhóm là một trong những phiên bản giáo phái nhất của Chủ nghĩa dân tộc Đen. Họ thấy phân biệt chủng tộc đen là cách tốt nhất để giải quyết nạn phân biệt chủng tộc trắng trên nền tảng. Về mặt kinh tế họ đã sử dụng chiến thuật tương tự. Họ đặt ra “chủ nghĩa tư bản đen” để chống lại “chủ nghĩa tư bản trắng”. Họ yêu cầu người da đen “mua da đen”. Như Marx đã giải thích, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, và lời kêu gọi “Mua da đen” thể hiện sự bất mãn của tầng lớp trung lưu da đen nhỏ bé sở hữu các cửa hàng nhỏ trong thành thị và các ghettos (Khu người da đen).
Một trong những trở ngại chính cho sự tiến bộ của tầng lớp trung lưu da đen là phân biệt chủng tộc. Những hạn chế của vị trí này là khá rõ ràng. Trên hết, hệ tư tưởng và quan điểm của tầng lớp trung lưu da đen không bao giờ tấn công vào nền tảng của chủ nghĩa tư bản - gốc rễ thực sự của sự áp bức chủng tộc người Mỹ gốc Phi. Nhóm này đã hạn chế sự tấn công của họ trong giới hạn đối với các doanh nghiệp đen bởi các siêu quyền lực trắng - những giới hạn cản trở khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường và hỗ trợ các doanh nghiệp trắng. Bất chấp chủ nghĩa cấp tiến hời hợt của lý thuyết này, những ý tưởng phản động đằng sau nó là khá rõ ràng. Toàn bộ nhóm chủng tộc không thể trở thành doanh nhân. Ý tưởng về “những doanh nghiệp đen” chỉ đơn giản là sự hỗ trợ cho một lớp nhỏ người da đen - tầng lớp trung lưu.
Những Hồi giáo đen tìm cách tạo ra một giai cấp tư sản người Mỹ gốc Phi để đối đầu với giai cấp tư sản da trắng. Họ không bao giờ có thể nhìn thấy gì ngoài màu da của những kẻ siêu quyền lực và không bao giờ thấy vai trò của giai cấp tư sản da trắng trong xã hội và trong sản xuất. Sự phá sản của những ý tưởng này ngày nay rõ ràng hơn bao giờ hết. Việc thành lập một tầng lớp da đen khá nhỏ ở Mỹ, đại diện bởi Jesse Jackson và đồng sự, đã không giúp phần lớn người Mỹ gốc Phi, những người vẫn sống ở nội thành và ghettos, thoát khỏi nghèo đói, bạo lực và ma túy. Giới thượng lưu nhỏ bé da đen này đã được giai cấp thống trị Hoa Kỳ sử dụng để tiết chế cuộc đấu tranh của quần chúng da đen và để quảng bá cho “chú Toms” (tên được sử dụng bởi Malcolm X để định nghĩa các nhà lãnh đạo da đen ôn hòa), người đã gắn kết phong trào với cánh tự do của giai cấp tư sản Hoa Kỳ - Đảng Dân chủ.
Quốc gia Hồi giáo, như Marcus Garvey, đã đưa ra ý tưởng về việc trở lại Châu Phi. Giống như vào đầu những năm 1920 với UNIA (Hiệp hội cải thiện tiêu cực toàn cầu) của Marcus Garvey, ý tưởng này đã thu hút một lớp người Mỹ gốc Phi ở Mỹ. Leon Trotsky đã phân tích ý tưởng này vào những năm 1930:
Trong những năm mà Malcolm dành cho Quốc gia Hồi giáo, số lượng thành viên của tổ chức này đã tăng lên đáng kể. Đảng Cộng sản Hoa Kỳ (CP) tại thời điểm đó đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi các cuộc thanh trừng từ McCarthy. Vào đầu những năm 1950, hầu hết các công đoàn do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã bị trục xuất khỏi CIO (Đại hội các Tổ chức Công nghiệp). Trong những năm 1930, Đảng Cộng sản đã mở rộng phạm vi tổ chức tới công nhân da đen. Tuy nhiên, trong những năm 1950, họ thực sự đã sử dụng cùng một lý lẽ mà Đảng Dân chủ đã sử dụng. CP đã hạ thấp vấn đề chủng tộc ở Mỹ xuống miền Nam và luật pháp Jim Crow, nó hoàn toàn thất bại trong việc cung cấp một giải pháp thay thế cho quần chúng da đen ở miền Bắc.
Không có phương tiện khả thi mà qua đó cuộc đấu tranh của người da đen có thể thể hiện chính nó. Như Friedrich Engels đã giải thích rằng thiên nhiên ghét một khoảng trống, khoảng trống này được lấp đầy bởi các giáo phái khác nhau, những người đã sử dụng các bài phát biểu cực đoan chống lại sự áp bức phân biệt chủng tộc. Nhiều thanh niên da đen, bao gồm cả Malcolm, đã bị thu hút bởi Hồi giáo đen vì đó là một phong trào tố cáo sự áp bức da trắng. Điều này có một sức hấp dẫn to lớn đối với Malcolm, người đang tìm kiếm một lời giải thích cho những đau khổ thời tuổi trẻ. Bất chấp thực tế là ông đã theo đạo Hồi từ lúc vào tù và vẫn mắc kẹt trong nó cho đến khi chết, mối quan tâm chính của ông luôn là cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức đối với dân tộc ông. Khi tách ra khỏi Quốc gia Hồi giáo, ông dần dần đặt tôn giáo của mình vào vị trí thứ yếu so với chính trị của ông. Ngay cả khi ông ở với Quốc gia Hồi giáo, ông được coi là chính trị nhất trong số các thuộc cấp của Elijah Muhammad. Ông cũng là người dành nhiều thời gian nhất để đi khắp đất nước và thế giới, hòa hợp với những người khác không liên hệ phong trào.
Trong suốt 14 năm ông dành cho chủ nghĩa Hồi giáo đen, ông được coi là diễn giả xuất sắc nhất của nhóm. Ông đã đi khắp Hoa Kỳ cũng như Châu Phi và Trung Đông để kêu gọi chống lại sự áp bức chủng tộc tàn bạo. Không phải vô tình mà ông có cái tên “người đàn ông giận dữ nhất của nước Mỹ”. Ông bác bỏ sự giả tạo của các nhà lãnh đạo da đen ôn hòa. Ông không yêu cầu nhượng bộ, ông chỉ đơn giản yêu cầu những gì ông nghĩ rằng cơ sở nợ ông. Ông là nhân vật kiên quyết nhất của phong trào giải phóng đen.
Tuy nhiên, giáo phái của ông (đóng vai trò chính trong Quốc gia Hồi giáo) đã hoạt động như một rào cản để tiếp cận nhiều người hơn. Trong trích đoạn của “Malcolm X” (bộ phim tiểu sử do Spike Lee đạo diễn), một nữ sinh viên da trắng tiếp cận Malcolm và bạo dạn hỏi ông rằng mình có thể làm gì cho phong trào. Malcolm nhìn với vẻ khinh miệt và trả lời, “không gì cả!”. Ngay cả khi ông đã ly khai khỏi Hồi giáo đen, vẫn còn tàn dư của giáo phái trong suy nghĩ của ông. Khi ông được yêu cầu ngay sau đó là tỏ lòng kính trọng với một nhà hoạt động dân quyền da trắng bị giết bởi một chiếc máy ủi ở Cleveland, ông tuyên bố:
Chủ nghĩa bè phái này khiến ông càng khó khăn hơn trong việc thiết lập một phong trào chân chính và kiên định nhưng rộng lớn để chống lại sự áp bức chủng tộc. Trong những tháng cuối đời, ông đã cố gắng sửa chữa giáo phái ban đầu của mình nhưng đã quá muộn. Những tuyên bố mà ông đưa ra trong khi một thành viên của Quốc gia Hồi giáo khiến ông xa lánh một lớp lớn các nhà hoạt động dân quyền. Các phương tiện truyền thông tư sản sau đó đã sử dụng điều này để khiến nhiều nhà hoạt động dân quyền xa lánh Malcolm X.
Sự phân hóa và tiến hóa trong tư tưởng của Malcolm
Nhóm của Elijah Muhammad còn xa mới là một tổ chức chính trị. Tuy nhiên, Hồi giáo đen lấp đầy khoảng trống để lại bởi các tổ chức chính trị truyền thống của giai cấp công nhân. Các tổ chức này đã không thể cung cấp bất kỳ sự thay thế nào cho quần chúng da đen, đặc biệt là cho giới trẻ. Quốc gia Hồi giáo đã có một chính sách tuyệt đối né tránh chính trị. Một mặt họ không bao giờ tán thành Đảng Dân chủ hay Cộng hòa và họ chỉ trích các nhà lãnh đạo mềm mỏng của phong trào Dân quyền, nhưng mặt khác, họ không thể lãnh đạo quần chúng đen hoặc trở thành phương tiện cho sự giận dữ của họ.
Vào đầu những năm 1960, Quốc gia Hồi giáo nổi tiếng là “nói chuyện cứng rắn mà không làm gì cả”. Chính sách ngớ ngẩn này cuối cùng đã trở thành một chiếc áo trói tay Malcolm. Năm 1962, cảnh sát Los Angeles đã bắn bảy người Hồi giáo không vũ trang và bắt giữ mười sáu người khác. Malcolm đã đến Los Angeles để tổ chức sự đáp trả. Nỗ lực của ông để tổ chức một phong trào có sự tham gia của các nhóm tín ngưỡng khác đã bị Elijah Muhammad kìm hãm lại. Những nỗ lực của ông để vượt ra ngoài nhóm sẽ là một trong những yếu tố giúp tạo ra sự chia rẽ.
Sự suy thoái hơn nữa về sự lãnh đạo của nhóm cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định rời khỏi tổ chức của Malcolm. Không có gì bí mật về việc Elijah Muhammad đã liên hệ với George Lincoln Rockwell - người đứng đầu Đảng Quốc xã Mỹ. Năm 1963, Elijah Muhammad đã cho gọi Malcolm đến nơi ở xa hoa của mình ở Phoenix, nơi ông đã xác nhận một cách cay độc với Malcolm về những tin đồn mối quan hệ tình dục của mình với nhiều thanh thiếu niên trong Quốc gia Hồi giáo. Khi ông nhận ra rằng các nhà lãnh đạo cao nhất của tổ chức đã không thực hành những gì họ vẫn rao giảng, ông đã thất vọng một cách sâu sắc.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 1963, chín ngày sau vụ ám sát John F. Kennedy, trong một cuộc họp ở New York, Malcolm X đã quy cái chết của JFK cho bầu không khí của sự căm thù và bạo lực do người da trắng tạo ra. Ông cũng tuyên bố:
Một số tác giả đã nhấn mạnh những tuyên bố trước đó là chất xúc tác cho Malcolm ly khai với Quốc gia Hồi giáo. Sự thật là Elijah Muhammad đã sử dụng tuyên bố đặc biệt này để cấm Malcolm nói và buộc ông phải im lặng. Đây là những gì kích hoạt sự phá vỡ giữa Malcolm với Hồi giáo đen. Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích rằng sự cần thiết được thể hiện thông qua tai nạn. Malcolm X đang tìm kiếm một sự thay thế mang tính cách mạng trong Quốc gia Hồi giáo, và khi không tìm thấy sự thay thế nào như vậy, ông ra đi.
Vào ngày 12 tháng 3 năm 1964, ông tuyên bố tách khỏi Quốc gia Hồi giáo và thành lập Muslim Mosque Inc. Ngay sau khi ông đến Mecca và chuyển sang Hồi giáo chính thống. Kinh nghiệm của ông ở đó đã giúp ông mở rộng ý tưởng của mình và ông bắt đầu đặt tôn giáo ở vị trí thứ yếu. Liên quan đến câu hỏi này, ông tuyên bố:
Ông cũng nhận ra rằng Muslim Mosque Inc. sẽ không đủ để tập hợp một phong trào quần chúng đen chống lại sự áp bức chủng tộc. Với suy nghĩ này, ông đã thành lập Tổ chức Thống nhất người Mỹ gốc Phi (Afro-American Unity). Tổ chức mới này không liên quan gì đến tôn giáo. Trái lại, họ kêu gọi người Mỹ gốc Phi tham gia bất kể nền tảng tôn giáo của họ và kêu gọi thành lập một phong trào rộng khắp. Chương trình thành lập bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các cuộc đấu tranh giải phóng đang diễn ra ở châu Phi vào thời điểm đó. Nó có một số vị trí thú vị như việc áp dụng sự tự vệ chống lại các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc. Điều này tiến bộ hơn nhiều so với cách tiếp cận phi bạo lực được ủng hộ bởi một số nhà lãnh đạo da đen ôn hòa, những người thực sự bỏ rơi phong trào, không bảo vệ nó khi nó phải đối mặt với các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc đang diễn ra. Tuy nhiên, OAAU không tồn tại như là một tổ chức xã hội chủ nghĩa và chính sách kinh tế của họ đã bị giảm xuống thành những tư tưởng tiểu tư sản của Chủ nghĩa dân tộc Đen. Phong trào cũng từ chối sự tham gia của người da trắng trong đó. Ý tưởng này ban đầu được ủng hộ bởi Malcolm, người nói rằng trước khi đạt được sự thống nhất giữa người da trắng và người da đen, người da đen phải hợp nhất với nhau. Ý tưởng này đã hạ thấp cuộc đấu tranh chống áp bức chủng tộc đơn giản thành chỉ là cuộc đấu tranh của những nạn nhân của áp bức chủng tộc. Vào thời điểm đó, tầng lớp công nhân và sinh viên tiên tiến nhất đã đồng cảm với cuộc đấu tranh chống áp bức chủng tộc nhưng chính sách này đã ngăn họ tham gia vào cuộc đấu tranh. Đúng là chủ nghĩa dân tộc đen là hậu quả trực tiếp của sự áp bức phân biệt chủng tộc mà chủ nghĩa tư bản thực hiện. Tuy nhiên, nó có thể là một cú hích lớn đối với sự thống nhất của giai cấp công nhân da đen bị áp bức và các đồng nghiệp da trắng của họ. Lịch sử của Hoa Kỳ có đầy đủ các ví dụ cho thấy tầm ảnh hưởng của các phong trào tư sản nhỏ bé này đã hạ thấp xuống như thế nào một khi những người lao động da đen nhìn thấy cơ hội chiến đấu cùng với những người lao động da trắng để có được thứ gì đó cụ thể. Một ví dụ như vậy là làn sóng đình công vào năm 1919 khi những người nhân công lò mổ da trắng cũng như đen diễu hành cùng nhau qua khu phố đen của Chicago.
Malcolm cuối cùng đã nhìn thấy những hạn chế của Chủ nghĩa dân tộc Đen như một giải pháp cho sự áp bức phân biệt chủng tộc mà chủ nghĩa tư bản áp đặt lên quần chúng da đen. Một tháng trước khi bị ám sát, ông nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với cuộc họp với đại sứ Algeria ở Ghana:
Ông cũng hiểu rằng bản chất thối nát của chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân của sự áp bức phân biệt chủng tộc: “Bạn không thể có chủ nghĩa tư bản mà không có phân biệt chủng tộc”, ông nói một lần trong một cuộc biểu tình ở Harlem. Trong một dịp khác, khi ông đang nói về các cuộc đấu tranh giải phóng ở Châu Phi, ông đã tuyên bố như sau:
Ông còn đi xa hơn thế nữa. Câu nói sau đây cho thấy ông đang tiến gần như thế nào tới một vị trí giai cấp:
Những câu này đại diện cho một số thay đổi quan trọng nhất trong suy nghĩ của ông. Tuy nhiên, sự tiến hóa trong ý thức hệ của ông đã không dừng lại ở đó. Trong vài tháng, nếu không phải vài tuần, ông công khai từ chối tất cả những tàn dư của giáo phái mà không làm giảm lời nói của mình. Ông vứt bỏ định kiến về những cuộc hôn nhân hỗn hợp và ông nhận ra vai trò của phụ nữ trong cuộc đấu tranh giải phóng đen. Malcolm cũng tuyên bố rằng OAAU phải làm việc với các tổ chức khác bất kể màu da của các thành viên của họ vì ông nhận ra rằng vấn đề quan trọng là ý thức chính trị của các chiến binh chống lại những người theo chủ nghĩa da trắng ưu việt. Vị trí của ông đối với hai đảng tư sản ở Mỹ cũng phát triển. Trong khi Hồi giáo đen chỉ đơn giản từ chối cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vì những lý do phi chính trị, Malcolm chỉ ra rằng cả hai đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị chủ yếu là người da trắng. Ông đã chiến đấu chống lại các nhà lãnh đạo da đen, những người cố gắng gắn kết phong trào dân quyền với đảng Dân chủ. Ông đã vạch trần phe cánh “tiến bộ nhất” trong giai cấp tư sản Mỹ là kẻ thù tồi tệ nhất và phản bội nhất của các nhóm thiểu số bị áp bức ở Mỹ. Ông chỉ ra rằng đảng Dân chủ có nguồn gốc từ những người chủ nô đến từ các bang miền Nam Hoa Kỳ.
Ông không suy giảm những lời chỉ trích gay gắt của mình đối với Hồi giáo đen, những người nỗ lực liên tục gây nguy hại cho những nỗ lực của ông để xây dựng những gì ông đã không thể làm trong khuôn khổ của Quốc gia Hồi giáo - một tổ chức chân chính để chống lại sự áp bức người da đen.
Ông cũng đang trở thành một nhân vật rất nguy hiểm trong mắt giới tinh hoa Hoa Kỳ. Nếu Malcolm X sống lâu hơn và có thể tinh chỉnh ý tưởng của mình, ông có thể đã bắt đầu một phong trào không kiên định chống lại áp bức chủng tộc dọc theo đường lối chống tư bản chân chính. Đó là điều mà giai cấp tư bản Hoa Kỳ, những người đã chứng kiến sự cực đoan của phong trào giải phóng đen, lo sợ hơn hết. Malcolm X trở thành một vấn đề nghiêm trọng không chỉ đối với tầng lớp thống trị Hoa Kỳ mà cả các nhà lãnh đạo tầng lớp trung lưu da đen - trong số đó là Quốc gia Hồi giáo - những người luôn bị ông chỉ trích cay đắng. Sự mơ hồ của ông, bất chấp những ý tưởng kiên định, đã mang tới cho ông rất nhiều kẻ thù. Đây là lý do tại sao ông bị bắn chết khi bắt đầu một cuộc biểu tình ở Harlem vào ngày 21/2/1965.
Bất chấp ý kiến của một số nhóm được gọi là Marxist ở Hoa Kỳ và nước ngoài, Malcolm X không phải là một người xã hội chủ nghĩa, và ông không bao giờ tuyên bố là như vậy. Như trích dẫn ở trên cho thấy, đúng là ông đang tiến tới một vị trí chống chủ nghĩa tư bản và chống đế quốc và thái độ thù địch ban đầu của ông đối với các ý tưởng xã hội chủ nghĩa đã thay đổi. Và cũng đúng là ông không bao giờ nắm được vai trò của giai cấp công nhân như là giai cấp cách mạng duy nhất có thể dẫn dắt phong trào đến chiến thắng. Mặc dù vậy, ông vẫn là một nhà cách mạng, mặc dù ông chưa hướng tới xây dựng một tổ chức cách mạng chân chính. Khi ông bị ám sát một cách bi thảm, không ai có thể thực sự cam đoan cuối cùng tư tưởng của ông sẽ tiến hóa tới đâu.
Những gì chúng ta biết là ông đã dành rất nhiều hoạt động chính trị của mình để vạch trần vai trò phản bội của chú Toms, những người luôn tìm giải pháp cho tầng lớp trung lưu da đen và luôn bán sạch phong trào để đổi lại một vài mẩu vụn. Malcolm hiểu rằng các nhà lãnh đạo tầng lớp trung lưu da đen đã ở đó để hành động như một cái phanh hãm phong trào.
Malcolm X là một người không bao giờ ngần ngại lên tiếng chống lại sự bất công và áp bức của hệ thống tư bản. Bất chấp những hạn chế của mình ông vẫn là một trong những chiến binh trung thực và kiên định nhất của thế kỷ 20.