Trong bài viết dài hơi này, Adam Booth sẽ xem xét sự trỗi dậy của nền kinh tế chia sẻ, thứ mà ngày nay đang được tôn vinh trên các phương tiện truyền thông với các công ty như AirBnB và Uber. Những mô hình mới này được trình bày như thể là một giai đoạn năng động mới mang tính cách mạng trong đời sống của chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế dưới chủ nghĩa tư bản khác xa với lời hứa hẹn không tưởng này.
Trong nửa sau thập niên hai mươi của thế kỷ XXI, chúng ta đã được bao quanh bởi một sự phong phú của những công nghệ và sự tân tiến, ô tô không người lái, in ấn 3D, và “Vạn vật kết nối” đang liên kết mọi người với mọi thứ trên toàn cầu. Các nhà kỹ thuật không tưởng và tư bản tự do hứa hẹn với chúng ta về một thế giới sung túc; một hệ thống sản xuất và phân phối siêu hiệu quả; và một cuộc sống trong tận hưởng. Nhưng thực tế cho 99% là gì? Khủng hoảng sinh thái, “đình trệ kinh niên”, và sự bất bình đẳng đẫm nước mắt.
Với tuyệt đại đa số thì tiến bộ công nghệ không đi kèm với mức sống chất lượng, tiền lương tăng hay là giảm số giờ làm việc trong tuần. Mặc dù xã hội này có trong tầm tay một tiềm năng đáng kinh ngạc của khoa học và công nghệ nhưng thậm chí với những vấn đề cơ bản nhất, như bệnh tật, nghèo đói và vô gia cư, không điều gì đã được giải quyết.
Khác xa với cảm giác dễ chịu và thỏa mãn với những gì chủ nghĩa tư bản cung cấp, năm 2015 này, sau bảy năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hàng triệu người đang trỗi dậy, tổ chức lại và nổi loạn chống lại các chính phủ và giới tinh hoa, những kẻ đang bảo vệ cho một trật tự già cỗi.
Bất chấp vậy sự tuyên truyền vẫn tiếp tục. Trong thời kỳ bùng nổ sau chiến tranh, trên nền tảng phổ biến của công nghiệp hóa và tự động hóa, người ta đã tự tin khẳng định rằng “giờ đây tất cả chúng ta đều thuộc tầng lớp trung lưu!”. Và ngày nay, bất chấp những dự đoán ảm đạm từ các nhà kinh tế tư sản thật thà hơn, chúng ta được cho biết rằng một sự thay đổi “mang tính cách mạng” kế tiếp đang ở cận kề. Chẳng mấy chốc - như người ta nói - tất cả chúng ta sẽ tự do, được giải phóng và trở thành doanh nhân tư bản!
Đó là thứ huyền thoại đang được rao bán trên khắp thế giới tư bản tiên tiến khi một hình thái kinh tế được cho là mới mẻ xuất hiện từ đống tro tàn của cuộc khủng hoảng năm 2008: Nền kinh tế “chia sẻ” ( hay “theo yêu cầu”).
Một số, chẳng hạn như những người không tưởng và theo chủ nghĩa tự do như đã nói ở trên, tuyên bố một cách lạc quan rằng chúng ta đang chứng kiến sự ra đời của một kỷ nguyên mới, sự trẻ hóa của hệ thống tư bản. Trong khi những người khác, chẳng hạn như Paul Mason trong cuốn sách mới của mình PostCapitalism, đã nhấn mạnh những mâu thuẫn mà công nghệ thông tin hiện đại và nền kinh tế chia sẻ tạo ra trong giới hạn của chủ nghĩa tư bản - nghĩa là trong giới hạn của sở hữu tư nhân, sản xuất hàng hóa và trao đổi, sản xuất vì lợi nhuận.
Nhưng thực tế là gì? Với vô số dịch vụ theo yêu cầu, chỉ cần một chương trình ứng dụng, một cú tab và một cái nhấp chuột, liệu điều chúng ta thấy có phải là bình minh của kỷ nguyên mới với điện thoại thông minh? Liệu nền kinh tế chia sẻ có thực sự đại diện cho một sự thay đổi cơ bản trong cách xã hội được tổ chức và vận hành? Và với sự kết hợp của công nghệ thông tin, tự động hóa và mạng mật độ cao, bản chất tự nhiên của lao động và việc làm đã được chuyển đổi toàn diện theo hướng tốt hơn?
Chỉ cần một cái nhấp chuột và cú tab
AirBnB và Uber chỉ là những ví dụ nổi tiếng nhất. Thậm chí chỉ là phần nổi của tảng băng trôi khi ta nói đến thế giới của nền kinh tế “chia sẻ” - hay “theo yêu cầu”. Không chỉ là căn phòng (hoặc toàn bộ hộ chung cư hay nhà ở) mà giờ đây mọi thứ dưới ánh mặt trời đều có thể “chia sẻ”, từ chiếc ô tô tới xe đạp, từ các dụng cụ tới sách giáo khoa.
Tương tự, không chỉ là đi taxi mà người ta còn có thể đặt hàng nhiều thứ tại cùng một thời điểm; hiện có các chương trình ứng dụng để đặt hàng chất tẩy rửa (Handy), thực phẩm dự trữ (Instacart) hoặc các bữa ăn nhà hàng mang đến tận nhà (Deliveroo) và chỉ cần vài phút. Thật vậy, các công ty như TaskRabbit có hẳn một đội quân “đa nhiệm”, sẵn sàng thực hiện bất kỳ công việc thủ công nào - từ lắp ráp đồ nội thất, sửa chữa máy tính, giao bưu kiện tới cắt cỏ - miễn là có người yêu cầu các dịch vụ đó.
Mặc dù thường được gộp lại với nhau, những nền kinh tế “chia sẻ” và “theo yêu cầu” có phím xóa khác nhau. Cả hai nổi lên cùng một thời điểm với nhau, trên cơ sở phổ biến của điện thoại thông minh, chương trình ứng dụng với những người trẻ am hiểu công nghệ và kết nối với nhau. Tuy nhiên, cái trước tập trung vào cái gọi là “sự chia sẻ” hàng hóa; còn cái sau là về việc cung cấp các dịch vụ “theo yêu cầu” của người dùng.
Tiềm năng cách mạng được mang tới bởi các công nghệ và mô hình như vậy là rõ ràng. Thay vì lãng phí trong việc sản xuất nhà ở và xe hơi, thứ chỉ được sử dụng trong một phần nhỏ cuộc đời của mình chúng ta có thể chia sẻ hiệu quả các tài nguyên với nhau để tối đa hóa việc sử dụng chúng. Và với khả năng yêu cầu toàn bộ các dịch vụ mà không cần thao tác gì nhiều ngoài vài cú nhấp trên màn hình, những dịch vụ cần kỹ năng và thời gian có thể được kết hợp hiệu quả với nhu cầu của từng người dùng.
Thế giới Orwellian của nền kinh tế “chia sẻ”
Nhưng bất chấp sự rõ ràng của những tiềm năng và khả năng có thể được mang lại bởi các nền kinh tế “chia sẻ” và “theo yêu cầu”, trong giới hạn của chủ nghĩa tư bản, một cuộc cách mạng với chúng là không thể.
Chủ nghĩa tư bản, như Karl Marx giải thích trong kiệt tác của mình, Tư bản, được xác định về bản chất như là một hệ thống sản xuất và trao đổi hàng hóa phổ biến. Một hàng hóa, như Marx phân tích kỹ lưỡng, là một hàng hóa hoặc một dịch vụ được sản xuất cho mục đích trao đổi (trái với để tiêu dùng bởi cá nhân hoặc xã hội). Trong khi hàng hóa đã tồn tại trong tất cả các hình thức xã hội có giai cấp, chỉ dưới chủ nghĩa tư bản sản xuất hàng hóa mới trở nên phổ biến.
Kế thừa trong khái niệm hàng hóa này là câu hỏi về sở hữu tư nhân, một trụ cột quan trọng khác của hệ thống tư bản. Vì nếu một sản phẩm có thể được cung cấp để trao đổi, trước tiên nó phải thuộc về nhà sản xuất hoặc người sở hữu đang tìm kiếm sự trao đổi này.
Tổng cộng của những trao đổi giữa các chủ sở hữu hàng hóa, khi đó, tạo thành thị trường tư bản. Tiền và tín dụng là chất bôi trơn của hệ thống, giữ cho sự lưu thông của hàng hóa được trơn tru. Và cho tới cùng, như chúng ta thấy động lực phía sau chủ nghĩa tư bản liên quan tới vấn đề về sở hữu tư nhân: sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cá nhân vì mục tiêu lợi nhuận, đạt được thông qua sự khai thác giai cấp công nhân.
Như vậy các yếu tố cơ bản của hệ thống tư bản là: sản xuất và trao đổi hàng hóa; quyền sở hữu tư nhân; thị trường; tiền và tín dụng; lợi nhuận và quan hệ lao động tiền lương.
Những khía cạnh nào của chủ nghĩa tư bản, ta phải tự hỏi, đã được “cách mạng hóa” bởi các nền kinh tế “chia sẻ” và “yêu cầu”? Lợi nhuận chắc chắn không biến mất, như Như Guardian chỉ ra :
“Nhưng chớ có nhầm: nó là một ngành kinh doanh. Và bạn chớ xem thường những rủi ro từ nó, bất kể bạn tham gia vào nền kinh tế chia sẻ như thế nào.
“Điểm mấu chốt ở đây: Không có một doanh nghiệp nào mọc lên từ nền kinh tế chia sẻ là các tổ chức phi lợi nhuận. Thay vào đó, họ là những tập đoàn có mục tiêu kiếm lợi nhuận từ nền kinh tế chia sẻ hiện tại...
“...cái bạn trở thành không phải là một trong những doanh nghiệp đầu cơ mạnh mẽ nhất trên thế giới, như Airbnb đã làm, có trị giá ước tính khoảng 10 tỷ $ ( nhiều hơn một số chuỗi khách sạn) nếu tất cả các bạn đang là một phần của một “trào lưu”. Không, bạn phải tìm ra cách để trở thành người trung gian hào phóng thực sự - và đó là chủ nghĩa tư bản 101, không phải là một trào lưu.”
Tất nhiên, quyền sở hữu tư nhân vẫn còn đó: chỉ cần thử ở trong căn hộ của AirBnB ngoài ngày mà bạn đã thỏa thuận và xem điều gì sẽ xảy ra. Và về cơ bản nó vẫn là một nền kinh tế dựa trên thị trường, với tiền đổi lấy hàng và dịch vụ - tức là hàng hóa. Nếu đây mới thực sự là “chia sẻ”, thì người ta cũng có thể phân loại mọi ngành và khu vực trong chủ nghĩa tư bản như là một phần của nền kinh tế chia sẻ, vì cái gọi là “chia sẻ” này - tức là đổi tiền lấy hàng hóa - là một đặc điểm cơ bản của tất cả các thị trường.
Vì vậy, khía cạnh “cách mạng” trong nền kinh tế “chia sẻ” là gì? Trong thực tế, không có sự chia sẻ nào diễn ra ở đây cả. Chia sẻ ngụ ý một số kiểu tương hỗ của lòng vị tha và/hoặc quyền sở hữu chung. Thật vậy, sự tương hỗ của lòng tốt như vậy đã (và vẫn còn) hiện diện trong những người tiền nhiệm của các công ty như AirBnB; ví dụ, với các cộng đồng trực tuyến như CouchSurfer, cho phép khách du lịch tìm giường miễn phí ban đêm nhờ lòng tốt của người khác.
Không, những gì chúng ta có không phải là sự chia sẻ; không có sự bãi bỏ sở hữu tư nhân hoặc thiết lập quyền sở hữu chung. Thay vào đó, những gì chúng ta có là sự chuyển đổi hàng loạt các sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng của cá nhân thành dịch vụ cho thuê.
Mánh khóe tuyệt vời của nền kinh tế “chia sẻ” là chia sẻ tên của mọi thứ mà không thay đổi chính nó. Cho thuê và làm công ăn lương - vốn tồn tại từ buổi bình minh của chủ nghĩa tư bản - chỉ đơn giản được đổi tên thành “chia sẻ”. Quyền sở hữu tư nhân, và tất cả các quy luật tư bản xuất phát từ điều này, đã không bị bãi bỏ hoặc thay đổi. Nền kinh tế “chia sẻ” là một sự trao đổi hàng hóa cổ điển trong diện mạo mới và trang sức hợp mốt, theo guồng quay hiện đại của kỷ nguyên internet. Đây là một thế giới chuyển thể thành công từ tác phẩm không tưởng kinh điển của Orwell, Big Brother năm 1984.
Anthony Kalamar, trong một bài viết trên OpEdNews, đã mô tả về ý tưởng thời đại của sự “chia sẻ” này như là một sự “lạm danh chia sẻ” (sharewashing), theo đó các doanh nghiệp che giấu bản chất trục lợi thực sự của họ đằng sau tấm mặt nạ tử tế và vui vẻ của sự “chia sẻ”. Trong quá trình đó, khả năng về nền kinh tế chia sẻ thực sự - Một nền kinh tế xã hội dựa trên quyền sở hữu chung và sản xuất có kế hoạch - đã bị gạt sang một bên. Và trong khi các công ty này có thể giúp giảm bớt sự lãng phí trong một lĩnh vực nhất định, ở cấp độ xã hội, họ hành động như thế thực sự chỉ vì mở rộng thị trường.
“Nó cũng phá hỏng mọi lời hứa về một nền kinh tế dựa trên sự chia sẻ bằng cách đánh cắp chính ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng để nói về nó, biến một phản ứng quan trọng đối với cuộc khủng hoảng sinh thái đang đe dọa chúng ta thành một thương hiệu cho cái logic kinh tế tương tự cái đã đưa chúng ta vào cuộc khủng hoảng ngay từ đầu...
“Trong suốt một trăm năm mọi thứ đã tăng trưởng - tìm thị trường mới, phát triển sản phẩm mới, tìm cách mới để khiến mọi người tiêu thụ. Nền kinh tế đó phải phát triển, bé yêu. Và tất cả các công ty lạm danh chia sẻ vì lợi nhuận được liệt kê ở trên cũng đang phát triển mạnh theo thời gian. Họ không chống lại sự tăng trưởng của nền kinh tế chính thống - họ bổ sung cho nó, bởi chúng chia sẻ cùng một logic kinh tế thị trường, đó là không bao giờ ngừng tăng trưởng vì lợi nhuận. Những phòng trống, ghế xe trống và đôi tay nhàn rỗi có thể được chuyển thành tiền, một khi chúng được mang tới thị trường. Các mối quan hệ xã hội lẽ ra là tiêu biểu cho sự chia sẻ thực sự được mang trở lại dưới những toan tính tiền bạc và logic của tăng trưởng.” ( Nhấn mạnh của chúng tôi.)
Tác giả Tom Slee, trong khi đó, đưa ra quan điểm tương tự trong một bài viết trên tạp chí cánh tả Jacobin :
“Nền kinh tế chia sẻ đã chứng kiến sự trượt dốc không phanh khỏi sự chia sẻ mang tính hợp tác để hướng tới những công việc không ổn định và bấp bênh - hậu quả trực tiếp từ đầu từ vốn mạo hiểm và những đòi hỏi tăng trưởng đi kèm với số tiền đó. Một dự án như vậy sẽ không mang chúng ta tới gần hơn với xã hội công bằng mà chúng ta hằng mong ngóng.”
Sự nổi lên của những kẻ cho thuê
Nền kinh tế “chia sẻ”, do đó được đặc trưng bởi việc chuyển đổi quyền sở hữu thành tiền thuê. Đổi lại, các công ty điều hành các dịch vụ cho thuê ngang hàng này - cân đối cung với cầu - lấy tiền thuê làm lợi nhuận của họ. Về mặt này, có một sự khác biệt quan trọng khác giữa nền kinh tế “chia sẻ” và chủ nghĩa tư bản cổ điển: lợi nhuận của các nhà tư bản thay vì là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, ở trung tâm của nền kinh tế “chia sẻ” các công ty nhận được lợi nhuận của mình từ việc chiếm lấy một tỷ lệ nhất định tiền thuê, thứ là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất thực tế.
Marx đã giải thích trong Tư bản về cách tất cả giá trị mới trong nền kinh tế được tạo ra thông qua việc sử dụng lao động. Giá trị thặng dư, tới lượt nó, chỉ đơn giản là lao động không được trả lương của giai cấp công nhân - giá trị do những người lao động tạo ra vượt xa chi phí tiền lương của họ, thứ mà nhà tư bản không mất gì để có được.
Giá trị thặng dư này sau đó được chia thành lợi nhuận, lãi suất và tiền thuê. Các chủ sở hữu tiền (ngân hàng và nhà tài chính) lấy lãi và chủ sở hữu tài sản (chủ nhà) lấy tiền thuê, do đó mà không giá trị mới nào được tạo ra, đó chỉ là sự phân phối lại giá trị (và giá trị thặng dư) đã được tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Do đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế “chia sẻ” chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy trên quy mô lớn của những kẻ cho thuê ký sinh - kiếm tìm lợi nhuận. “Tính cách mạng” quan trọng nhất của nền kinh tế “chia sẻ” là biến sở hữu cá nhân thành sở hữu tư nhân - nghĩa là biến tài sản cá nhân của hàng triệu người bình thường (nhà cửa, xe hơi, v.v.) thành nguồn lợi nhuận cho các nhà tư bản. Nói một cách đơn giản, đó là sự chuyển đổi hàng loạt tài sản cá nhân có quy mô nhỏ thành tư bản.
Trong khi AirBnB và các công ty khác có thể giúp cải thiện việc phân bổ các nguồn lực cụ thể hiệu quả hơn, họ không đầu tư lại lợi nhuận của mình để giải quyết vấn đề khan hiếm vốn tồn tại. Nói cách khác, họ không làm gì để phát triển lực lượng sản xuất.
Trường hợp của AirBnB là một ví dụ hoàn hảo. Tay chơi chính của nền kinh tế “chia sẻ” này cho tới cùng đã hưởng lợi từ hiện trạng thiếu nhà và chỗ trọ với giá cả phải chăng trong xã hội. Nhưng thay vì đầu tư lại lợi nhuận của mình nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, như sẽ xảy ra trong nền sản xuất kế hoạch xã hội chủ nghĩa, AirBnB chỉ đơn thuần dành lợi nhuận của mình cho việc quảng cáo và tiếp thị để mở rộng thị phần. Đây là nền tảng cho toàn bộ mô hình kinh doanh của nó.
Tương tự, có nhiều ví dụ về cách AirBnB, thay vì giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở, thực sự chịu trách nhiệm cho việc làm cho nó trầm trọng thêm. Nhiều chủ nhà trước đây cho thuê dài hạn giờ đây thay vào đó họ chọn tiền mặt và biến tài sản của họ toàn bộ thành nhà cho thuê ngắn hạn và nhà nghỉ dưỡng, với mức giá cao hơn nhiều so với giá cả trên thị trường cho thuê dài hạn. Kết quả là người thuê nhà bị đẩy khỏi khu vực mà trước đây họ có đủ khả năng chi trả và giảm nguồn cung nhà ở có sẵn để cho thuê. Do đó, thay vì phân bổ lại nguồn lực một cách hiệu quả, AirBnB thực tế mang tới sự gia tăng khan hiếm.
Ví dụ về Uber làm rõ thêm điểm tương đồng. Đây là một công ty được hưởng lợi đặc biệt từ hiện trạng giao thông công cộng tồi tệ ở nhiều thành phố trên khắp thế giới. Nhưng thay vì sử dụng lợi nhuận của mình để đầu tư vào giao thông công cộng, Uber - cũng như AirBnB - dành tiền cho quảng cáo và tiếp thị. Tất nhiên, miễn là Uber vẫn là một công ty tư nhân, tìm kiếm lợi nhuận, đó là một điều vô cùng khôn ngoan. Uber, AirBnB và các doanh nghiệp khác chỉ tuân theo quy luật và logic của hệ thống tư bản, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh và theo đuổi lợi nhuận.
Tương tự như vậy, các công ty trong nền kinh tế theo yêu cầu, bằng cách phân loại công nhân của họ là những “người làm việc tự do” thay vì “người làm công”, để tránh bất kỳ nghĩa vụ cung cấp đào tạo hoặc trang thiết bị. Thay vì đầu tư để cải thiện các kỹ năng và dụng cụ của lực lượng lao động theo yêu cầu, qua đó giúp nâng cao năng suất trong toàn ngành, các công ty này chỉ tận dụng tình trạng thất nghiệp hàng loạt và lao động làm việc kém hiệu quả, lao động từ khu vực phi sản xuất trong xã hội, hệ quả từ cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Thay vì giúp phát triển lực lượng sản xuất, các công ty này đang thực sự trục lợi từ chính tình trạng trì trệ của xã hội.
Còn một điểm khác biệt quan trọng khác giữa nền kinh tế “chia sẻ” và một kế hoạch sản xuất xã hội chủ nghĩa chân chính mà ta nên quan tâm. Trong khi nền kinh tế "chia sẻ" có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả và giảm lãng phí hơn trong một ngành, thì vai trò của dân chủ công nhân và nền kinh tế kế hoạch trong chủ nghĩa xã hội là chỉ đạo và phân phối nguồn lực ( cuối cùng là thời gian lao động xã hội) trên toàn bộ nền kinh tế, tùy theo sự khan hiếm hoặc nhu cầu trong xã hội.
Dưới chủ nghĩa tư bản, chính tín hiệu giá và thị trường đóng vai trò tương tự trong việc phân bổ nguồn lực, chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, điều này được thực hiện - trong chủ nghĩa tư bản - không phải dựa trên nhu cầu, mà vì sự không tương thích giữa cung và cầu đối với một số mặt hàng nhất định, và khả năng mà các nhà tư bản có thể tạo ra siêu lợi nhuận bằng cách rót vốn vào lĩnh vực này hay lĩnh vực kia.
Do đó, trong các lĩnh vực được bao phủ bởi nền kinh tế “chia sẻ” việc phân bổ nguồn lực có thể hiệu quả hơn. Nhưng các công ty dẫn đầu trong nền kinh tế “chia sẻ” (hay là nền kinh tế tư bản nói chung) không hoạt động nhằm giải quyết các nhu cầu xã hội mà chỉ để kiếm lợi nhuận. Việc phân bổ nguồn lực giữa các lĩnh vực khác nhau và trên toàn bộ nền kinh tế, trong khi đó, vẫn được để mặc cho tình trạng hỗn loạn của thị trường, và điều đó thực sự rất kém hiệu quả - từ đó dẫn tới thực tế là những mâu thuẫn vô lý đang tồn tại trên toàn hệ thống tư bản: thất nghiệp hàng loạt bên cạnh làm việc quá sức; vô gia cư bên cạnh những ngôi nhà trống rỗng; khổ hạnh bên cạnh năng lực dư thừa và hàng đống tiền nhàn rỗi trong tay các doanh nghiệp lớn. Có một sự lãng phí to lớn tài nguyên dưới chủ nghĩa tư bản, do đó mà nó còn xa mới là một hệ thống hiệu quả, do đó mà nó tự mâu thuẫn với chính nó.
Thực tế của việc các nhà đầu tư đang đổ tiền vào nền kinh tế “chia sẻ” - một nền kinh tế cho thuê hoàn toàn - là một sự phản ánh khác của bóng ma sản xuất quá mức (dư thừa năng suất) đang ám ảnh nền kinh tế thế giới. Sự bất bình đẳng ở mức độ chưa từng có với hàng đống lợi nhuận khổng lồ được tích lũy trong tay 1%. Nhưng với mức sản xuất dư thừa khổng lồ vẫn tồn tại trên quy mô thế giới, không có lợi cho việc đầu tư những lợi nhuận này vào sản xuất thực tế - điều đó dẫn tới sự gia tăng của đầu cơ, tăng trưởng bong bóng thế chấp và sự bất ổn ngày càng tăng trên thị trường chứng khoán (như sự sụt giảm mạnh mẽ gần đây của thị trường chứng khoán Thượng Hải).
Sự trỗi dậy của nền kinh tế cho thuê này, dưới hình thức phát triển của “nền kinh tế chia sẻ”, do đó chẳng những không phải là điềm báo cho một giai đoạn năng động mới của chủ nghĩa tư bản mà đúng hơn là điều ngược lại: Sự bế tắc của chủ nghĩa tư bản để có thể phát triển lực lượng sản xuất - công nghiệp, khoa học, công nghệ và kỹ thuật.
Nói tóm lại, nền kinh tế được gọi là kinh tế “chia sẻ”, còn xa mới mở ra một kỷ nguyên của sự hợp tác, bình đẳng và sở hữu chung mới, nó chỉ đơn giản là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ký sinh với một chút son môi cho đẹp hơn. Giống như những đĩ già, những người che giấu triệu chứng bệnh tật của mình bằng lớp trang điểm, biến các vết loét thành những nốt ruồi duyên, hệ thống tư bản mục nát trong thời kỳ suy sụp của tuổi già - không còn có thể phát triển lực lượng sản xuất và đưa xã hội tiến lên - đã cố gắng che dấu những tính năng không hấp dẫn và phản cảm nhất của mình thành một cái gì đó đáng tôn kính.
Những “tiểu doanh nhân” hay “vô sản bấp bênh”?
Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế “chia sẻ” là một sự tăng trưởng chóng mặt không kém phần của nền kinh tế “theo yêu cầu”. Trọng tâm của các dịch vụ theo yêu cầu chủ yếu tập trung vào sự tiện lợi cho người tiêu dùng, những người háo hức với những thứ tuyệt diệu như có thể đặt mua một chất tẩy rửa giá rẻ đến căn hộ của họ hoặc đi taxi giá rẻ vào lúc 2 giờ sáng mà không cần gì hơn là chạm vào một chiếc iPhone.
Về mặt này các ứng dụng theo yêu cầu không thực sự quá cách mạng. Trên thực tế, chúng không khác mấy một Trang Vàng nổi bật (một danh bạ khổng lồ các số điện thoại địa phương của các doanh nghiệp được sắp xếp theo các dịch vụ mà họ cung cấp). Sự khác biệt là trong thế giới của nền kinh tế theo yêu cầu, một doanh nghiệp có thể là bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai - thậm chí chỉ là một người đơn độc cung cấp một dịch vụ (hoặc nhiều dịch vụ) cụ thể. Do vậy, thông qua các công ty như TaskRabbit, khách hàng có thể yêu cầu bất kỳ dịch vụ nào mà họ có thể nghĩ ra đối với nhân số ngày càng tăng những “tasker”, những người đã đăng ký để cung cấp thời gian và kỹ năng của mình.
Cùng với đó, nền kinh tế theo yêu cầu cũng được các nhà tư bản tự do tán dương về những đặc tính tốt đẹp của nó đối với người lao động. Nền kinh tế theo yêu cầu (còn được gọi là “nền kinh tế việc làm tự do” (gig economy)), như chúng ta được cho biết, mang đến cho thế hệ trẻ cơ hội thoát khỏi giờ làm việc truyền thống từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thoát khỏi những bó buộc trong công việc của kinh doanh đơn lẻ. Những người lao động trẻ tuổi chỉ muốn “tự do”, bạn thấy đấy: tự do lựa chọn khi nào làm việc và giao dịch bằng cái gì. Không còn nữa việc chúng ta phải được xác định bởi một công việc duy nhất, buộc phải thực hiện các nhiệm vụ đơn điệu lặp đi lặp lại mỗi giờ mỗi ngày; người lao động hiện đại giờ đây có thể làm tất cả các ngành nghề, phát triển mình như một cá nhân trọn vẹn với những đam mê và mưu cầu bản thân.
Những người lao động “tự do” này, theo như người ta nói, là động lực năng động đằng sau nền kinh tế theo yêu cầu; những “tiểu doanh nhân” đang thúc đẩy chủ nghĩa tư bản tiến lên bằng sự sáng tạo và khéo léo của họ. Cái đẹp của nền kinh tế theo yêu cầu là giờ đây bất cứ ai cũng có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình, trở thành chủ nhân của chính mình, và một tay “tạo lập sự nghiệp”.
Tuy nhiên, có một hố sâu ngăn cách giữa lời hứa và sự thật. Như tờ New York Times nêu ra trong một bài báo có tên là “Trong nền kinh tế chia sẻ, người lao động tìm thấy cả sự tự do và bấp bênh” .
Còn lâu sự trao quyền bởi nền kinh tế theo yêu cầu (gig) theo đó khiến cho những người lao động này phải cầu đến những công việc tự do, bởi vì chính cuộc khủng hoảng tư bản và sự thiếu việc làm đã lấy đi quyền của họ. Những “tasker” tự do này không đại diện cho một đội ngũ doanh nhân đầy tham vọng, mà thực ra là ngược lại: một tầng lớp bấp bênh nhất của giai cấp công nhân, vẫn phải bán sức lao động của mình - thứ hàng hóa duy nhất mà họ thực sự sở hữu.
Chỉ khác là giờ đây những công nhân như vậy phải bán sức lao động của họ với khối lượng bị chia nhỏ hơn mà không có bất kỳ sự chắc chắn hay đảm bảo nào; không được bảo vệ bởi hợp đồng hoặc mức thu nhập đủ sống. Các công ty như TaskRabbit, như Jacobin châm biếm, chỉ là một “đại lý tôn thờ công việc thời vụ”.
Sự nổi lên của những người lao động “thời vụ” độc lập, ở mặt này phản ánh sự trỗi dậy của hợp đồng 0 giờ. Đó là sự trở lại với “tiền công theo thời gian” ( time wages) và “tiền công theo sản phẩm” ( piece wages) mà Marx mô tả trong Tư bản. Như New York Times bình luận trong cùng một bài viết ở trên:
Thất nghiệp cao, cạnh tranh trong công việc cùng với áp lực giảm lương đã làm sâu sắc thêm cuộc đua xuống đáy của người lao động, tạo nên những tình cảnh và điều kiện ngày một bấp bênh hơn. Thậm chí một thuật ngữ đã được đặt ra để mô tả những người phải vật lộn để thoát khỏi những công việc cực kỳ mong manh như vậy: “vô sản bấp bênh”. NYT tiếp tục giải thích:
“Với những công việc thời vụ dễ kiếm hơn so với công việc dài hạn, một tầng lớp lao động mới, lệ thuộc vào việc làm và tiền lương bấp bênh, đang nổi lên. Thay cho giai cấp vô sản, theo Guy Standing, một nhà kinh tế học lao động, là một thứ được gọi là vô sản bấp bênh...”
“...Các công ty về cơ bản là kênh phân phối công việc một lần cho các taker nào nhanh nhất hoặc trả giá thấp nhất, mà như ông nói, các công nhân đọ sức với nhau trong một trận đấu kiểu sống còn.”
Trong khi những lợi ích của nền kinh tế theo yêu cầu đối với người tiêu dùng được tán dương, thì những lợi ích cho các nhà tư bản còn rõ ràng hơn nhiều. Các doanh nghiệp không còn cần phải cung cấp tiền lương ốm đau và tiền nghỉ lễ, hoặc đóng góp cho quỹ bảo hiểm và lương hưu quốc gia. Thật vậy, xu hướng này được phân loại là “lao động tự do” như đã thấy ở Anh, nơi số lượng lao động tự do đã tăng lên đáng kể từ khi cuộc khủng hoảng 2008 bắt đầu và các công đoàn đã chiến đấu chống lại sự tự do “giả tạo” này bởi các công ty trong ngành xây dựng, những kẻ đang cố gắng cắt giảm chi phí lao động bằng cách thuê ngoài và sử dụng những người lao động tự do thông qua các đại lý.
Quan trọng hơn, bằng cách đăng ký cá nhân và tương tác thông qua cổng thông tin của ứng dụng, người lao động trong nền kinh tế theo yêu cầu đã bị cô lập và nguyên tử hóa - đưa ra khỏi môi trường tập thể của nơi làm việc và xu hướng tổ chức như vậy củng cố điều này. Nguyên tử hóa và không được tổ chức, những lái xe của Über và những “tasker” của TaskRabbit thành những nguyên liệu thô để các nhà tư bản khai thác, như NYT nhấn mạnh:
Giống như kinh tế “chia sẻ”, theo đó, nền kinh tế theo yêu cầu không phải là sự phát triển mang tính cách mạng, tiến bộ trong vòng đời của chủ nghĩa tư bản, mà trái lại là một sự phản ánh bản chất lão hóa và khủng hoảng của hệ thống. Đó là cùng một câu chuyện cũ về sự khai thác, bất bình đẳng và không an toàn được đóng gói và khởi động lại cho thế hệ dùng điện thoại thông minh.
Một mặt, chúng ta chứng kiến một “cuộc đua chống lại người máy”, với những người lao động phải đối mặt với mối đe dọa “thất nghiệp công nghệ” như là hệ quả của công nghệ thông tin và tự động hóa. Một nghiên cứu của các học giả tại Đại học Oxford dự đoán rằng gần một nửa số công việc trong thế giới tư bản tiên tiến sẽ bị lỗi thời vào năm 2034 do tự động hóa, bao gồm nhiều công việc cổ trắng như kế toán và đại lý bất động sản. Trong quá trình này, toàn bộ thanh niên thất nghiệp, những người trẻ có trình độ học vấn cao đã được đào tạo; những người trẻ tuổi không thể tìm được việc làm, và do đó phải săn lùng những công việc không an toàn, bấp bênh.
Như một bài viết nổi bật trên TechCrunch.com:
Mặt khác, bên cạnh sự cạnh tranh giữa công nhân và công nghệ, còn có sự cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các công nhân. Và đây là hai mặt của cùng một đồng tiền: những người bị loại khỏi công việc - trong thời gian ngắn bởi cuộc khủng hoảng và về lâu dài bởi tự động hóa - buộc phải cạnh tranh với nhau. Kết quả là một khoảng cách ngày càng lớn giữa những kẻ siêu giàu và những người còn lại. Công việc tự do bấp bênh, hợp đồng 0 giờ và tiền lương theo sản phẩm: đây là tương lai thực sự của việc làm dưới chế độ tư bản cho 99%.
Sự tha hóa và bóc lột
Với sự trỗi dậy của các dịch vụ theo yêu cầu được thúc đẩy bởi sự thừa thãi của các cá nhân tự do, các nhà tư bản về cơ bản đã tạo ra cuộc đua chuột tự do: cuộc cạnh tranh đơn thuần giữa các công nhân, được nhồi nhét ảo tưởng rằng họ đã được “giải thoát” khỏi sự bó buộc của hợp đồng có thời hạn và giờ làm việc.
Tuy nhiên, sự thật là không ít những người lao động trẻ tuổi đã mua lấy bài hùng biện này về “sự tự do” và “sự giải phóng” từ các nhà tư bản đứng đầu của nền kinh tế theo yêu cầu. Điều này không chứng minh sức mạnh của tư tưởng tự do tư sản, thay vì đó, sự chấp nhận của lối sống tự do phản ánh điều ngược lại: sự chán ghét với công việc trong trải nghiệm của nhiều người như kết quả từ kinh nghiệm của họ đối với hàng núi công việc nặng nhọc, vô danh trong các tập đoàn tư bản. Như NYT giải thích:
Thay vì chỉ là một bánh răng bất kỳ trong cỗ máy, có một mong muốn mạnh mẽ trong chúng ta là kiểm soát cuộc sống của chính mình - điều đó rõ ràng không phải là làm việc từ 9 đến 5 và bán sức lao động của mình cho các nhà tư bản độc quyền lớn đang thực sự kiểm soát xã hội. Sự quyết định - “sự lựa chọn” - làm việc trong nền kinh tế theo yêu cầu, do đó mà được nhiều người coi như một hành động nổi loạn; một lập trường chống lại hệ thống.
Nhưng cuộc nổi loạn này là của cá nhân - và trong vai trò cá nhân chúng ta bất lực. Trong khi một thiểu số có thể tìm thấy một sự cứu rỗi cá nhân, tạm thời trong cuộc sống với tư cách là một “tasker”, thì không có sự cứu rỗi nào cho đại đa số trong con đường gia tăng cạnh tranh này. Công việc tự do không cho chúng ta bất kỳ sự kiểm soát thực sự nào - miễn là các ngân hàng và doanh nghiệp lớn vẫn nằm trong tay tư sản, những kẻ đang đưa ra tất cả các quyết định quan trọng nhất trong xã hội. Và ngay cả ở cấp độ cá nhân, tất cả những công việc tự chủ và tự do đó chỉ thay thế sự thống trị và bóc lột một công nhân bởi một công ty bằng cuộc đời bất an, cạnh tranh và không ổn định.
Cùng với việc khiến người lao động xa lánh công việc, các nền kinh tế theo yêu cầu và “chia sẻ” đã làm tăng thêm sự xa lánh giữa chúng ta với nhau. Chúng ta đang ngày càng tương tác với nhau thông qua những ứng dụng với danh sách giá hoặc hồ sơ. Xuyên suốt các tác phẩm của mình Marx đã giải thích về sự tha hóa như vậy là vốn sẵn trong một xã hội bị chi phối bởi tiền và hàng hóa. Giờ đây mọi thứ đã - hoặc có thể - được hàng hóa hóa, biến tất cả những mối quan hệ con người thành quan hệ về tiền bạc.
Như nhà nhân loại họcvô chính phủ David Graeber lưu ý David Graeber lưu ý, chủ nghĩa tư bản ngày nay dường như được đặc trưng bởi sự gia tăng những công việc “vớ vẩn” - những công việc dường như vô nghĩa, nhàm chán và không có vai trò hữu dụng với xã hội. Nhưng như tờ Economist đã giải thích trong bài viết đáp lại Graeber, những công việc như vậy có một vai trò trong xã hội - các doanh nghiệp tư bản không thuê người và vung tiền vào chi phí lao động một cách vô nghĩa, vì điều này sẽ ăn vào lợi nhuận của họ. Nhiều công việc mà Graeber xác định là “vớ vẩn”, thuộc lĩnh vực rõ ràng chỉ cần thiết dưới chế độ tư bản, do cạnh tranh và sở hữu tư nhân: lĩnh vực pháp lý cồng kềnh; Quảng cáo và tiếp thị; tài chính gia đình và quỹ phòng hộ, v.v... Và rõ ràng những công việc và lĩnh vực đó sẽ biến mất trong xã hội xã hội chủ nghĩa, với thời gian lao động được giải phóng để mọi người tham gia giải quyết các nhu cầu quan trọng như nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục và năng lượng xanh.
Sự phong phú của những “công việc vớ vẩn” thực sự minh chứng, theo như tờ Economist, mức độ phân công lao động to lớn và không thể đo lường được mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đã tạo ra trong nền kinh tế, với các quá trình sản xuất ngày một bị phân chia và phá vỡ nhỏ thành những thứ nhiệm vụ lặp đi lặp lại và có vẻ tầm thường nhất. Chính sự phân công lao động đáng kinh ngạc này, với người lao động bị nô lệ tuyệt đối cho mối quan tâm lợi nhuận của các ông chủ, đã dẫn đến trong người lao động cảm giác ngày càng xa lánh đối với công việc của họ.
Như Marx và Engels đã giải thích trong Tư tưởng Đức :
Tuy nhiên, dưới chủ nghĩa xã hội, khi Marx và Engels tiếp tục giải thích:
Thật vậy, đối với nhiều người, lời hứa về sự “đa dạng”, “tự do”, và sự “giải phóng”, được mang tới bởi sự tự làm chủ của nền kinh tế theo yêu cầu nghe không khác mấy câu châm ngôn của Marx và Engels về chủ nghĩa xã hội và khả năng làm một việc hôm nay và việc khác vào ngày mai; “Để đi săn vào buổi sáng, câu cá buổi chiều, lùa gia súc vào buổi tối và làm người phê bình sau bữa ăn tối”.
Nhưng như Engels nhấn mạnh ở nơi khác (trong Chủ nghĩa xã hội: Tưởng tượng và Khoa học ), thì “sự thăng hoa của con người từ vương quốc của sự bắt buộc đến vương quốc tự do”, chỉ có thể khi mà “tình trạng hỗn loạn trong sản xuất xã hội được thay thế bằng tổ chức có hệ thống và rõ ràng”; chỉ sau đó, “cuộc đấu tranh cho sự tồn tại của cá nhân biến mất”; chỉ sau đó, loài người “cuối cùng sẽ đoạn tuyệt với những dấu vết còn lại từ vương quốc động vật và vượt qua những giới hạn động vật đơn thuần để trở thành những người thực sự.”
Chỉ khi nào loài người được tự do thì tất cả chúng ta mới có tự do. Chỉ khi có một kế hoạch sản xuất dân chủ và hợp lý, chúng ta mới có thể đảm bảo cho mọi người một tương lai an toàn, với một ngôi nhà, một công việc và một mức lương xứng đáng. Và chỉ khi chúng ta kiểm soát các phương tiện sản xuất - với công nghệ và sự giàu có trong xã hội - thì chúng ta mới thực sự làm chủ cuộc sống của chính mình.
“Toàn bộ những điều kiện sống bao quanh con người, và những thứ cai trị con người cho đến nay, giờ đây nằm dưới sự thống trị và kiểm soát của con người, người mà lần đầu tiên thực sự trở thành, làm chủ có ý thức trước tự nhiên, vì giờ đây anh ta đã trở thành người làm chủ tổ chức xã hội của chính anh ta. Những quy luật chi phối hành động xã hội của chính anh ta, cho đến nay đối diện với con người như thể một quy luật tự nhiên xa lạ và thống trị anh ta, sẽ được sử dụng với sự hiểu biết đầy đủ, và được anh ta làm chủ. Tổ chức xã hội của chính con người, cho đến nay đối diện với anh ta như một điều tất yếu do Thiên nhiên và lịch sử áp đặt, giờ trở thành kết quả của hành động tự do của chính anh ta.” ((Engels, Chủ nghĩa xã hội: Không tưởng và khoa học ).