Other languages Albanian Belarusian Bengali Catalan Chinese Czech Danish Dutch Esperanto Japanese Georgian Kurdish Pashto Hindi Malay Indonesian Persian Greek Gaeilge Hungarian Vietnamese Turkish Swedish Hebrew Polish Russian Romanian Korean Slovenian Thai Nepali Serbo-Croatian Galician Norwegian Macedonian Burmese

100 năm về trước, thế giới đã bị rúng động trước cuộc Cách mạng Tháng Mười. Chúng ta chân thành tôn vinh hành động anh hùng này như là minh chứng đầu tiên trong lịch sử về sức mạnh của giai cấp công nhân. Nhưng chính xác bằng cách nào mà những người Bolshevik và giai cấp công nhân Nga đã có được quyền lực mà giai cấp vô sản chưa từng có trước đây? Những thách thức họ đã gặp phải - về kinh tế, quản lý, chính trị và quân sự, bên trong cũng như bên ngoài nước Nga - và cách mà họ đối diện với chúng? Derek Gunby sẽ cung cấp cho chúng ta một bản phân tích kỹ lưỡng về năm 1918: năm đầu tiên của Cách mạng Nga.

Mỗi lần chúng ta nghiên cứu về lịch sử Công xã, chúng ta lại thấy nó từ một khía cạnh mới, nhờ vào kinh nghiệm có được từ những cuộc đấu tranh cách mạng sau này và trên hết là các cuộc cách mạng mới nhất, không chỉ cách mạng Nga mà cả các cuộc cách mạng ở Đức và Hungary. Chiến tranh Pháp-Phổ là một bùng nổ đẫm máu, báo trước về một cuộc tàn sát trên quy mô thế giới, trong khi đó Công xã Paris là một tia chớp báo hiệu cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới.

Qua bài viết này Ted Sprague sẽ nhìn lại thời đại mà Lenin được sinh ra, đặc trưng xã hội, những sự kiện quan trọng đánh dấu tuổi trẻ của Lenin. Ông nhìn vào cách mà Lenin khám phá chủ nghĩa Marx và biến nó thành của mình, sử dụng nó trong cuộc sống sau này để lãnh đạo đảng Bolshevik.

Đối với những người theo chủ nghĩa Marx, giải pháp cho mâu thuẫn này rất rõ ràng: chúng ta cần một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất được sở hữu, kiểm soát và tổ chức; một cuộc cách mạng trong cách xã hội được vận hành. Chúng ta cần bãi bỏ các quy luật và logic của hệ thống tư bản và thay thế chúng bằng một quy luật kinh tế mới: những quy luật dựa trên sở hữu chung, một kế hoạch sản xuất hợp lý, và sự kiểm soát và quản lý dân chủ. Nói cách khác, hoặc chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa man rợ.

Việc nền kinh tế theo yêu cầu và “chia sẻ” nổi lên mạnh mẽ sau vụ sụp đổ năm 2008 không phải là ngẫu nhiên. Tiền đề của nó, như đã giải thích ở trên, chính là sự mở rộng của “đội quân lao động dự trữ” và một vết sẹo vĩnh viễn của thất nghiệp hàng loạt đã thúc đẩy nguồn cung lao động tự do giá rẻ tưởng như vô tận mà trên đó nền kinh tế theo yêu cầu phụ thuộc vào.

Trong bài viết dài hơi này, Adam Booth sẽ xem xét sự trỗi dậy của nền kinh tế chia sẻ, thứ mà ngày nay đang được tôn vinh trên các phương tiện truyền thông với các công ty như AirBnB và Uber. Những mô hình mới này được trình bày như thể là một giai đoạn năng động mới mang tính cách mạng trong đời sống của chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế dưới chủ nghĩa tư bản khác xa với lời hứa hẹn không tưởng này.

Không giống như Keynes, người coi vấn đề là ở cầu hiệu quả trong cuộc khủng hoảng, Hayek coi vấn đề nằm ở một chính sách tiền tệ lỏng lẻo trong giai đoạn trước cuộc khủng hoảng. Cụ thể, Hayek lập luận rằng chính sự can thiệp của chính phủ vào nguồn cung tiền qua mức lãi suất thấp, in quá nhiều tiền và khuyến khích mở rộng tín dụng - đã tạo ra bong bóng và làm méo mó thị trường, dẫn tới khủng hoảng khi bong bóng vỡ và sự bùng nổ được quan sát thấy chủ yếu là dựa trên vốn không có thực.

Keynes coi thường sự lý tưởng hóa và giáo điều của các nhà kinh tế tư sản đương thời với ông, những người đã phải đối mặt với khủng hoảng trong cuộc Đại suy thoái và sự thất bại rõ ràng của thị trường tự do nhưng đã từ chối phủ nhận các giả định của họ, bao gồm cả Luật Say và niềm tin vào bàn tay vô hình. Trong bài phê bình của mình về các nhà kinh tế cổ điển, Keynes đã nói rằng:

Gần đây trong một loạt phim tài liệu mang tên “Bậc thầy kiếm tiền” BBC đã tiến hành khám phá những ý tưởng của ba gã khổng lồ của nền kinh tế học: Keynes, Hayek và Marx. Trong bài viết này, chúng tôi cũng so sánh và đối chiếu các ý tưởng của họ đặt trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tư bản hiện đại, để xem liệu bất kỳ ai trong số này và các bài viết của họ thực sự có câu trả lời để giải quyết các vấn đề mà xã hội chúng ta phải đối mặt ngày nay.

Như các ví dụ về Malcolm X và Black Panthers cho thấy, trải nghiệm của nhiều người là sự bắt đầu từ quan điểm dân tộc đen dẫn họ đến kết luận rằng một quan điểm giai cấp và đấu tranh là cần thiết. Đối với nhiều người, chủ nghĩa dân tộc đen thể hiện sự bác bỏ mang tính cấp tiến về hiện trạng, về các điều kiện áp bức và bóc lột kinh tế tàn bão mà hàng triệu công nhân và thanh niên da đen phải đối mặt. Đó là sự phẫn nộ vì thiếu sự công nhận những đóng góp to lớn của người da đen cho lịch sử, văn hóa và khoa học thế giới. Nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc đen cũng nhiệt thành chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ và các cuộc chiến của nó, và những ảnh hưởng này ở nhà. Và mặc dù một số người theo

...

Như Marx đã giải thích nhiều thập kỷ trước đó, Nội chiến và sự đập tan chế độ nô lệ là tiền đề cần thiết cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên lục địa Mỹ. Chính điều này đã dẫn đến việc tăng cường phong trào của giai cấp công nhân:

Hoa Kỳ là quốc gia giàu có và quyền lực nhất hành tinh, với sự giàu có thừa đủ để cung cấp một cuộc sống chất lượng cao cho mọi người sống ở nơi đây. Vậy mà, sự bất bình đẳng đáng kinh tởm và nọc độc của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lan tràn khắp mọi nơi, và thực sự thì không thể thiếu để duy trì sự thống trị của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ. Bất chấp những cuộc đấu tranh lớn trong quá khứ và những cải cách của bốn mươi năm qua, Người da đen, cùng với các nhóm dân tộc và chủng tộc thiểu số khác, vẫn là tầng lớp bị bóc lột và áp bức nhất trong xã hội Hoa Kỳ. Thanh niên da đen phải đối mặt với sự quấy rối và đe dọa hàng ngày của cảnh sát và phải chịu tỷ lệ thất nghiệp cao một cách không tương

...

Phong trào #BlackLivesMatter cho thấy rõ ràng rằng nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trên nước Mỹ ngày nay, kể cả sau những công cuộc đấu tranh của phong trào dân quyền những thập kỷ trước. Nhiều người trẻ hiện đang tìm câu trả lời cho những vấn đề xã hội. Là những người Marxist, chúng ta phải đứng trên tuyến đầu trong công cuộc chống lại mọi hành động phân biệt, bất kể hình thức của chúng là gì đi nữa. Chúng ta tin rằng cuộc chiến chống phân biệt này phải được kết hợp với công cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản và ủng hộ chủ nghĩa xã hội của giai cấp công nhân. Đây là một cơ hội để chúng ta có thể nhìn lại và học từ những thành công và thất bại của một trong những

...

Để hiểu được các ý tưởng của chủ nghĩa Marx, trước tiên cần phải tiếp cận chúng mà không có thành kiến. Điều này thật khó bởi vì cho đến nay, đại đa số người Mỹ mới chỉ nghe nói về chủ nghĩa Marx trong mối liên quan với bức tranh biếm họa quái dị của nước Nga thời Stalin. Do đó, chủ nghĩa Marx (“chủ nghĩa cộng sản”) gắn liền trong suy nghĩ của nhiều người với một chế độ xa lạ, một nhà nước toàn trị, nơi mà cuộc sống của những người đàn ông và phụ nữ bị chi phối bởi một bộ máy quan liêu toàn năng, nơi mà sáng kiến ​​và tự do cá nhân bị kìm hãm và phủ nhận. Sự sụp đổ của Liên Xô có vẻ như chứng tỏ sự bất cập của chủ nghĩa xã hội, và sự vượt trội của nền kinh tế thị trường tự do. Có cần

...

Công việc hiện tại bắt đầu như là một bản thảo giới thiệu cho lần xuất bản Lý trí trong sự nổi dậy ở Mỹ. Xuất phát từ ý niệm rằng hầu hết người Mỹ đã có thành kiến ​​chống lại chủ nghĩa Marx như thể nó là một thứ ngoài hành tinh (hoặc “nước ngoài”), tôi bắt đầu lý giải rằng chính lịch sử của nước Mỹ chứa đựng một truyền thống cách mạng vĩ đại, khởi đầu với Chiến tranh giành Độc lập đã hình thành lên Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đây chỉ là điểm khởi đầu, khi đào sâu hơn vào chủ đề thì điều trở nên rõ ràng là nó quá rộng để được gói gọn một cách thỏa đáng trong phần Tựa cho một cuốn sách. Do đó, tôi đã đặt nó sang một bên và viết một cái khác, nội dung chủ yếu là về một nhân vật khoa học.