Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra những điểm khác nhau về sinh lý học, thần kinh và gien giữa loài người và những tổ tiên sinh vật xa xưa. Cụ thể, người ta phát hiện thấy rằng bộ não của con người có sự khác biệt về chất trong sự phát triển của những phần khác nhau trong bộ não kiểm soát quá trình lý tính trừu tượng, hành vi xã hội và khả năng thể chất. Phát hiện này còn là bằng chứng nữa ủng hộ cách lý giải của Frederick Engels về sự tiến hoá của loài người trong cuốn tiểu luận “Vai trò của lao động trong sự biến đổi từ vườn sang người”.
Nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Svante Paabo tại Viện nghiên cứu Nhân chủng học Tiến hoá Max Planck được báo cáo lại mới đây trong tập chí The Economist (4/2/2012) đã chỉ ra rằng:
"Tiến sĩ Paabo vàđồng nghiệp của ông đã tập trung xem xét hai phần của não bộ, cuộc khảo nghiệm vừa được xuất bản trongGenome Research. Một vùng là vỏ não trán, đó là nơi tập trung tư duy trừu tượng và hành vi xã hội - là những thứ con người đặc biệt có sở trường. Vùng còn lại là vỏ tiểu não, nơi đó liên quan nhiều hơn đến khả năng thể chất".
So sánh những điều trên với đoạn văn sau trong tác phẩm của Engels viết năm 1876:
“Trước tiên là lao động, sau đó là cùng với khả năng nói - đó là hai yếu tố kích thích cốt yếu nhất mà dưới ảnh hưởng của chúng bộ não của vượn đã dần biến đổi thành bộ não người, chúng có hầu hết những điểm tương tự nhau nhưng não người lớn và hoàn thiện hơn rất nhiều. Cùng song hành với sự phát triển của bộ não là sự phát triển của những công cụ trung gian quan trọng nhất của nó - các giác quan.”
Không may là Engels hiếm khi được ghi nhận vì sự phân tích này, một sự phân tích rõ ràng là tiến bộ một cách đáng kinh ngạc so với thời đại của ông.
Vai trò của lao động
Trong tiểu luận của ông nhan đề“Vai trò của lao động trong sự biến đổi từ Vượn sang Người”, Engels đã giải thích rằng bước tiến quyết định trong sự tiến hoá của loài người là việc chuyển sang tư thếđứng thẳng. Điều này làm biến đổi từ quá trình đứng bằng bốn chân sang đứng bằng hai chân dưới tác động của những sự biến đổi môi trường sống, buộc một số loài động vật linh trưởng phải chuyển từ những cánh rừng rậm xuống bên dưới mặt đất, ở dưới đó chúng bị buộc phải di chuyển những quãng đường xa để tìm kiếm nguồn thức ăn khan hiếm. Điều này biến chúng thành loài có tư thếđứng thẳng trên hai chân, còn đôi tay được giải phóng và tạo khả năng phát triển một loạt các chức năng linh hoạt.
Thông qua sự tương tác giữa những người nguyên thuỷ với môi trường sống ở xung quanh họ, đôi tay đã phát triển một sự linh hoạt và sức mạnh mới. Điều này tới lượt nó lại cho phép những tổ tiên xa xưa của chúng ta có thểđiều khiển tự nhiên theo những cách ngày một phức tạp hơn. Chẳng hạn, sự phát triển của những ngón cái cho phép đôi tay có thể nắm và giữ lấy các vật thể, trong khi đó sự phát triển của các cơ bắp và dây chằng cánh tay cho phép tiến hành được các hoạt động chi tiết, phức tạp và tinh vi hơn. Như Engels đã lý giải:
“Do bàn tay không chỉ là một cơ quan lao động, nó còn là sản phẩm của lao động. Chỉ có thông qua lao động, thông qua sựáp dụng liên miên những thao tác mới, thông qua sự di truyền của những nhóm cơ, dây chằng và trải qua những thời kỳ rất dài, xương đã trải qua sự phát triển đặc biệt và qua những công việc luôn luôn mới kế thừa và tăng dần mức độ khéo léo, những hoạt động ngày càng phức tạp hơn, đã làm cho đôi tay của con người đạt đến độ hoàn hảo rất cao cần thiết để có thể tạo nên những bức tranh của Raphael, những pho tượng của Thorwaldsen, âm nhạc của Paganini.”
Sự phát triển của đôi tay là một bước nhảy về chất tạo khả năng cho những con người đầu tiên đó chế ngựđược môi trường sống xung quanh họ. Thông qua sự phát triển của đôi tay, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ phức tạp hơn và sử dụng được những công cụ tiên tiến hơn. Mặc dù là những động vật khác cũng có thể sử dụng được những “công cụ”, nhưng đó chủ yếu là dưới dạng rất đơn giản, ngẫu nhiên và theo kiểu không được định trước. Tuy nhiên, loài người thì lại khác biệt hẳn về chất, theo đó họ tạo ra các công cụ một cách chủđộng và cóý thức theo một kiểu được trù tính từ trước để có thể tiến hành được những hoạt động phức tạp và biến đổi tự nhiên.
Như Marx và Engels đã lý giải trong rất nhiều tác phẩm khác nhau của họ về chủ nghĩa duy vật lịch sử, mâu thuẫn đầu tiên trong xã hội loài người không phải là giữa người với người, mà là giữa con người với tự nhiên. Bằng việc nghiên cứu sự phát triển của loài người và xã hội qua các thời kỳ, Marx và Engels đã thấy rằng có những quy luật chung có thểđược quan sát thấy, và rõ ràng nhất trong số chúng là sự phát triển của các lực lượng sản xuất theo thời gian. Nói cách khác, chúng ta có thể thấy được trong tiến trình của lịch sử một sự tăng lên không ngừng về khả năng chế ngự tự nhiên của con người và do đó giải phóng họ khỏi những giới hạn của tự nhiên.
Chính là khả năng chế ngự tự nhiên này theo những mục tiêu của riêng chúng ta đã phân biệt ranh giới giữa con người và các loài động vật khác. Engels nhấn mạnh rằng:
“Nói tóm lại, động vật chỉđơn thuần sử dụng môi trường của chúng, vàđem lại những biến đổi đơn giản chỉ bằng sự hiện diện của chúng; con người bằng những biến đổi của mình đã làm cho tự nhiên phải phục vụ cho những mục tiêu của họ, làm chủ tự nhiên. Đây chính là sự khác nhau sau cùng, cơ bản giữa con người và những loài động vật khác, và một lần nữa chính là do lao động đã mang đến sự khác biệt này.”
Sự phát triển của bộ não
Engels đã lý giải rằng sự phát triển của một bộ phận trong cơ thể, chẳng hạn nhưđôi bàn tay, sẽ cóảnh hưởng biện chứng đến phần còn lại của cơ thể, bao gồm cả bộ não và các giác quan:
“Nhưng đôi tay không tồn tại một mình nó; nó chỉ là một thành phần của một tổ chức thống nhất và phức tạp hơn. Vàđiều gì làm lợi cho đôi bàn tay thì nó cũng làm lợi luôn cho cả cơ thể chứa đôi bàn tay đó..
“...cơ thểđược hưởng lợi từ quy luật tăng trưởng tương quan đồng đều, theo như cách gọi của Darwin. Quy luật này tuyên bố rằng những hình thái cụ thể của những phần riêng biệt trong một sinh thể hữu cơ luôn luôn gắn liền với những hình thái nhất định của những phần khác mà nhìn bề ngoài có vẻ như là không có liên quan gì với chúng...
“Những biến đổi hình thái nhất định kéo theo những biến đổi hình thái của những phần khác trong cơ thể, mặc dù là chúng ta không thể lý giải được những mối liên hệ này.”
Một số nhà khoa học tiến hoáđãđặt trọng tâm sự phát triển của con người lên bộ não, lời giải thích của họ là bộ não của những tổ tiên xa xưa của chúng ta tăng kích cỡ lên dần dần, dẫn đến sự thông minh siêu việt và ngôn ngữ, việc chế tạo ra công cụ... Đến lượt chúng lại dẫn đến sự thống trị của người đối với những loài khác.
Engels lại lật lộn lại đầu cho lời lý giải này, vàđã giải thích rằng không phải là kích thước não lớn hơn và sự thông minh siêu việt đã dẫn đến sự phát triển của các công cụ và ngôn ngữ, mà chính là trái lại. Thông qua sự phát triển của bàn tay, và sự tăng lên dần độ phức tạp của những nhiệm vụ mà nóđảm nhiệm, bộ não đãđược kích thích. Thêm vào đó, tư thếđứng mới trên hai chân cũng cho phép mang được hộp sọ và bộ não lớn hơn.
Mối quan hệ biện chứng giữa đôi bàn tay và bộ não có nghĩa là khi đôi tay phát triển, thì bộ não cũng phát triển theo, đến lượt nó lại dẫn đến trí thông minh ngày một cao hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ biện chứng này không chỉ bị giới hạn giữa bàn tay và bộ não, mà nó cũng tồn tại giữa con người và môi trường sống của họ. Thông qua sự phát triển của bàn tay và bộ não, những con người nguyên thuỷ có thể tương tác với môi trường sống của họ theo một mức độ ngày càng cao hơn - kiểm soát lấy môi trường sống đó. Thông qua sự tương tác mức độ cao này theo thời gian những người nguyên thuỷ có thể khảo sát và khám phá, hiểu môi trường sống của họ theo một kiểu ngày càng “khoa học” hơn.
Bằng cách thao tác tự nhiên, chúng ta gặt hái được những hiểu biết về bản thân tự nhiên. Giống như sự phát triển của đôi tay, sự phát triển của tự duy cũng là sản phẩm của hoạt động của con người - lao động. Thông qua việc tương tác với và hành động dựa vào môi trường sống xung quanh, những người nguyên thuỷđã bắt đầu có thể trừu tượng hoá và tổng quát hoá những kinh nghiệm của họ với mức độ ngày một cao hơn. Thay vì họ coi mỗi một hành động cá lẻ và mỗi một kết quả là một sự kiện tách rời, thì họ lại có thể nắm bắt được những quy luật chung và những tiến trình. Thông qua những hành động lập đi lập lại lên môi trường sống của quanh chúng ta, chúng ta bắt đầu thấy được những nguyên nhân và kết quả. Những hiện tượng không thể giải thích được trở thành những tiến trình có thể hiểu được; con người biến đổi “vật tự nó” thành vật “vật cho chúng ta”.
Đến lượt nó, khả năng trừu tượng và tổng quát hoá dẫn tới khả năng phát triển những công cụ phức tạp hơn nữa. Chúng ta hiểu được những tiến trình bằng việc tổng quát hoá những kinh nghiệm của rất nhiều hoạt động và kết quảđược lặp đi lặp lại, so sánh với những cái làm cho chúng tương tự nhau và với những cái làm cho chúng khác biệt nhau. Chẳng hạn, bằng việc đập một viên đá này vào viên đá kia một cách lặp đi lặp lại, một người nguyên thuỷ sẽ dần dần nhận thấy là cần phải chúýđến lực và góc đập để có thể tạo ra được một công cụ có hình thù dùng để săn bắn được. Theo cách này, chứ không phải là nhờ vào lòng từ bi của tự nhiên, mà loài người đã trở nên làm chủđược tự nhiên, và có thể thao tác nó với phạm vi ngày càng lớn hơn.
Bằng việc tương tác với môi trường xung quanh, chúng ta có thể ngày càng nhận thức rõ về chúng. Chúng ta bắt đầu cóđược cảm giác về sự tự nhận thức và sự tựý thức. Một quá trình tương tựđối với sự phát triển nguyên thuỷ của loài người có thểđược thấy trong sự phát triển ban đầu của trẻ nhỏ, với sự tiến triển từ trạng thái vôý thức tới cóý thức thông qua sự tương tác của chúng với môi trường sống. Chúng ta bắt đầu hiểu và tổng quát hoá những kinh nghiệm của quá khứ và do đó chúng ta có thể hoạch định được tương lai.
Tuy nhiên, bất chấp những hiểu biết khoa học rất lớn của chúng ta ngày nay, bộ não và tinh thần vẫn còn có nhiều thứ bíẩn đối với chúng ta. Xuyên suốt lịch sử, nguồn gốc của các tư tưởng và tư duy của con người luôn luôn làđề tài gây nhiều tranh cãi. Một số người đã kết luận (và vẫn còn kết luận) rằng chúng ta có thể có tri thức “bẩm sinh” về một số thứ. Nhưng tất cả mọi tri thứcđều đạt được thông qua thực tiễn và kinh nghiệm về thế giới vật chất. Những tư tưởng và tư duy của chúng ta không tồn tại như là một thực thể riêng biệt, độc lập, mà chúng là sự phản chiếu không hoàn hảo của thế với vật chất mà chúng ta sống trong.
Tinh thần và vật chất đãđược rất nhiều nhà triết học nói tới như là những thực thể riêng biệt. Nhưng tinh thần chỉđơn giản là kết quả của những tương tác phức tạp và những tiến trình diễn ra bên trong bộ não. Ý thức không gì khác hơn là vật chất đãđạt đến một cấp độ tổ chức và phát triển nhất định - vật chất có khả năng tự nhận thức được bản thân nó - như Engels đã bình luận trong tiểu luận của ông, “Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của Triết học Cổđiển Đức”:
“Ý thức và tư duy của chúng ta, dù nó có vẻ là nằm bên ngoài giác quan, thực ra lại là sản phẩm của một tổ chức vật chất, hữu cơ, là bộ não. Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, mà chính bản thân tinh thần chỉ là một sản phẩm cao cấp nhất của vật chất. Điều này tất nhiên là chủ nghĩa duy vật thuần khiết.”
Vai trò của ngôn ngữ
Cùng với sự phát triển của đôi bàn tay, Engels cũng coi ngôn ngữ và lời nói có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của bộ não. Cũng giống như bàn tay, chúng cũng là sản phẩm của lao động. Engels lý giải rằng ngôn ngữ là kết quả của sự phát triển của sản xuất và tổ chức xã hội, nóđòi hỏi phải có một sự giao tiếp ở cấp độ cao hơn:
Sự phát triển của lao động đã giúp ích một cách thiết yếu mang các thành viên của xã hội đến gần nhau hơn bằng cách gia tăng nhiều trường hợp hỗ trợ lẫn nhau và hoạt động chung, và bằng cách làm rõ ràng tính ưu việt của hoạt động chung này đối với mỗi cá nhân. Nói tóm lại, con người trong quá trình làm việc đãđạt tới cái điểm màởđó họ cần thiết phải nói chuyện với nhau.”
Trong khi những động vật khác giao tiếp rõ ràng là qua tiếng ồn, chỉ duy nhất có con người là chúng ta thấy có sự phức tạp về ngôn ngữ, với những từ ngữ, ngữ pháp và cú pháp được xác định rất rõ ràng. Đây là kết quả của phương thức sản xuất, nóđòi hỏi một trình độ giao tiếp cao hơn như là một kết quả của một cấp độ tương tác xã hội cao hơn giữa những cá nhân.
Ngôn ngữ bản thân nóđòi hỏi một trình độ phát triển nhất định của lý tính trừu tượng và tư duy trừu tượng, do từ ngữ bản thân chúng được sử dụng đểđại biểu cho những sự trừu tượng và những sự tổng quát hoá về những vật thể và những tiến trình phức tạp, không hoàn thiện trong thế giới thực tại. Chẳng hạn, chúng ta bắt đầu với từ“vòng tròn”để mô tảý niệm chung về một vật thể tròn mà chúng ta đã quan sát được vàđã có kinh nghiệm về rất nhiều hình dạng khác nhau trong thế giới thực. Tương tự, từ“động vật có vú”được sử dụng để chỉ khái niệm trừu tượng về những loài có chung những đặc tính.
Trong khi ngôn ngữđòi hỏi khả năng trừu tượng hoá và tổng quát hoá, sự xuất hiện của ngôn ngữ dẫn đến, theo một cách biện chứng, sự phát triển hơn nữa của lý tính trừu tượng, bằng cách cho phép con người tổng quát hoá những kinh nghiệm của họ. Thông qua việc sử dụng độc thoại nội tâm, có thể hình thành những ý tưởng và tư tưởng phức tạp hơn, và con người bắt đầu hoạch định một cách cóý thức những hoạt động của họ. Đến lượt nó, việc sử dụng ngôn ngữ cho phép những ý tưởng có thểđược giao tiếp và truyền từđời này sang đời khác, tạo nên những “kýức xã hội” chẳng hạn như những tri thức xã hội. Như Engels lý giải:
“Sự phát triển của bộ não và những tri giác đi kèm với nó, sự rõ ràng ngày càng tăng lên của ý thức, sức mạnh của sự trừu tượng và kết luận tác động ngược lại lên lao động và lời nói, đem lại cả cho lao động và lời nói một xung lực luôn luôn mới để phát triển tiến lên nữa...
“...Sự phát triển xa hơn nữa này một mặt được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, và mặt khác đãđược dẫn dắt đến nhiều chiều hướng rõ ràng hơn bởi một yếu tố mới xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người hoàn thiện, cụ thể là Xã hội.”
Thuyết quyết định luận di truyền
Thiên tài vĩđại của Engels làđưa ra một lời giải thích mang tính duy vật về sự tiến hoá của loài người và sự khác biệt của họ so với những tổ tiên của họ. Nhưđã giải thích bên trên, nét đột phá chính trong luận giải của Engels nằm ở việc nhận ra sự phát triển của bàn tay và lời nói, lần lượt thông qua lao động và sản xuất xã hội, như làđộng lực cho sự tăng trưởng và phát triển của bộ não và trí thông minh của con người.
Nghiên cứu hiện đại của Tiến Sĩ Paabo được đề cập đến ở trên, trong khi dường như là củng cố thêm phân tích của Engels, lại đang gặp phải nguy hiểm ở chỗđảo ngược nguyên nhân và kết quả. Nhưđã nói đến từ trước, không phải đơn giản là sự tăng trưởng của những phần nhất định (hay là tổng thể) của bộ não dẫn đến sự phát triển của lý tính trừu tượng, hành vi xã hội, và năng lực thể chất, mà là ngược lại. Nhu cầu tồn tại đòi hỏi sự liên hợp xã hội lớn hơn giữa những cá nhân, trong khi nhu cầu đứng thẳng dẫn đến sự phát triển của bàn tay và sự khéo tay ngày càng tăng, đến lượt nó lại dẫn đến sự phát triển của bộ não và khả năng tăng lên trong việc trừu tượng hoá và tổng quát hoá. Nói cách khác, kích cỡ và cấu trúc của bộ não là sản phẩm của sự tương tác giữa bản thân chúng ta và môi trường, và cũng là giữa bản thân bộ não với những phần khác nhau trong cơ thể.
Điểm chính trong nghiên cứu của Tiến Sĩ Paabo làở chỗ cố gắng tìm ra những gien đặc biệt chỉ cóở trong não người chứ không có trong não những loài vật khác, và do đó tìm thấy những gien chịu trách nhiệm cho việc “làm cho chúng ta là con người”. Đây là một địa hạt nguy hiểm. Nghĩ rằng những tính chất của con người có thểđược quy giản lại thành một tập hợp những gien tức làđã quy giản toàn bộđời sống về một hệ quyết định luận giản đơn, máy móc một chiều về gien và mang tính sinh vật học. Con người không chỉ thuần tuý là những cỗ máy cơ học và những dòng mã di truyền - DNA - nó không giống hoàn toàn với những dòng mã trong chương trình máy tính xác định hoạt động của một robot.
DNA của người được nhận thấy giống DNA của tinh tinh tới 98%, nhưng 2% còn lại tạo nên sự khác biệt hoàn toàn về chất. Quan trọng hơn, người ta không thể giải thích những tính chất của con người - dù là với tư cách cá thể hay loài - bằng cách so sánh giản đơn gien của họ với gien của tổ tiên họđược. Chúng ta không chỉ giản đơn là sản phẩm của bộ gien của chúng ta, mà là của những tương tác năng động, phức tạp giữa gien của chúng ta và môi trường chúng ta sống trong, bao gồm tất cả những nhân tố xã hội, kinh tế và văn hoá khác nhau.
Chúng ta là cái gìđó nhiều hơn chỉ là một tổng thể cộng gộp của các phần. Chẳng hạn, bộ não người được đưa ra khỏi cơ thể sẽ thôi không còn hoạt động như là một bộ não nữa, mà thuần tuý trở thành một mảng vật chất trơ lỳ. Tương tự, người ta không thể gán một đặc tính vật chất hay tinh thần của loài người hay của bất kỳ cá thể nào cho một gien hay một tập hợp gien bất kỳ nào đó. Đó là sự tương tác phức tạp giữa toàn bộ mã gien của chúng ta với môi trường mà chúng ta đã lớn lên với tư cách là một loài cóđầy đủ mọi tính chất của mình.
Phương pháp siêu hình trong việc phân tích một vật hoặc hiện tượng trong trạng thái cô lập, tách rời không có gì giống với phương pháp duy vật biện chứng. Phương pháp này nhận thấy tất cả mọi vật đều có mối liên hệ với nhau, và rằng chính những mối liên hệ này đãđem lại những tính chất cho một vật bất kỳ. Tách rời một yếu tố của một vật - chẳng hạn như là tách rời một gien của con người - và phân tích nó trong trạng thái cô lập có nghĩa làđánh mất đi những mối liên kết và tương tác giữa yếu tốđó với tất cả những phần khác đem lại những đặc tính khác nhau cho sự vật.
Bản chất con người
Những tranh luận của các nhà quyết định luận gien và sinh vật học bị lầm lạc một cách nguy hiểm, rất gần với những ý tưởng của những người nói về một “bản chất con người” bẩm sinh, một khái niệm được sử dụng để biện hộ cho cái bản chất bóc lột toàn bộ của chủ nghĩa tư bản. Sau hết, làm sao chúng ta lại có thể có chủ nghĩa xã hội được nếu như tất cả chúng ta vốn đã tham lam, ích kỷ và cá nhân?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng - phương pháp triết học của chủ nghĩa Marx - nhận thấy rằng không có gì lại có những tính chất bẩm sinh là những đặc tính cố hữu của tự bản thân chúng. Tất cả những đặc tính đều là những mối quan hệ và có tính tương đối. Chẳng hạn, một con dao không chỉđơn giản có tính chất “sắc bén” và“cứng” cho phép bạn có thể cắt.Tính chất sắc bén và cứng đó làở trong mối quan hệ giữa con dao đó với những vật thể khác. Trong mối quan hệ với bơ thì con dao là một vật sắc bén và cứng; tuy nhiên nếu so với kim cương, thì con dao không còn cứng nữa vàđộ sắc bén của nó cũng thành vô dụng.
Tương tự, Marx đã giải thích trong cuốn Tư bản rằng tư bản tự bản thân nó không phải là một vật, mà là một quan hệ xã hội giữa các vật. Tiền hay máy móc tự bản thân nó không phải là tư bản; tiền hay máy móc được sử dụng để bóc lột lao động và tạo ra giá trị thặng dư thì mới là tư bản.
Do đó không cóđặc tính nào được gọi là“bản chất con người” như vậy cả. Tất cả những tính chất của con người đều là kết quả một mặt là của sự tương tác giữa các gien của chúng ta với môi trường, và mặt khác của những mối quan hệ xã hội - ví dụ như mối quan hệ giữa các giai cấp với phương tiện sản xuất. Tính tham lam và tính ích kỷ không phải là những đặc tính cố hữu của loài người mà nó xuất hiện do bởi sự cạnh tranh về các nguồn lực, nhưđược tuyên bố bởi những nhà Darwin xã hội, những người này coi những đặc tính đó như là một sản phẩm tất yếu của “sự sống sót của những người phù hợp nhất” - một thuật ngữ mà Darwin không bao giờ sử dụng. Đúng hơn là, tính tham lam vàích kỷ là sản phẩm của hệ thống tư bản chủ nghĩa, phát triển mạnh dựa trên sự cạnh tranh giữa các cá nhân.
Tính tham lam vàÍch kỷ không phải là những đặc tính bẩm sinh của con người xuất hiện từ cuộc đấu tranh để sinh tồn kiểu Darwin, mà chúng ló ra từ cuộc đấu tranh giữa các giai cấp. Thêm vào là, những tính chất này không phải là tự nhiên đối với giai cấp công nhân, những người trên thực tế bịép buộc phải cộng tác và tổ chức lại một cách tập thểđể duy trì tiêu chuẩn sống của họđương đầu với những đòn tấn công của các nhà tư sản. Tính tham lam không phải làđặc tính của con người nói chung, mà là một sự phản chiếu hệ tư tưởng của giai cấp tư sản, một giai cấp mà toàn bộ sự tồn tại của nóđều dựa trên lòng tham và sự cạnh tranh.
Khả năng không giới hạn
Bước nhảy vĩđại trong quá trình tiến hoá của loài người là việc giải phóng đôi bàn tay. Với bước tiến quyết định này, tổ tiên của chúng ta đã giải thoát mình khỏi những giới hạn của bộ mã hoá di truyền của bản thân họ. Nhữn người tiền sử không phải là những sinh vật mạnh mẽ nhất hay là những thợ săn nhanh nhẹn nhất, mà với việc giải phóng đôi bàn tay, loài người bắt đầu phát triển các công cụ, do đó tạo được ưu thế vĩđại đối với tất cả những sinh vật khác. Lần đầu tiên trong lịch sử trái đất, một loài đã tồn tại mà sự tiến hoá của chúng không được quyết định một cách đơn thuần bởi tự nhiên và môi trường sống sẵn có. Từđây, sinh vật đóđã có thể thay đổi môi trường mà nó sống trong.
Ngày nay chúng ta đã tiến tới cái điểm màởđó sự hiểu biết của chúng ta về tự nhiên và khả năng thao tác nó cho phép chúng ta có thể thực sự thay đổi được mã của sự sống thông qua công nghệ di truyền. Có nghĩa là, sự phát triển của các công cụđãđạt đến một mức độ rất cao mà nghiên cứu hiện đại có thểđược điều khiển ở trong những máy móc dùng tư duy điều chỉnh. Khả năng làm tăng cường bản thân thông qua việc thiết kế lại gien và công nghệ sinh học ngày nay là một việc hoàn toàn khả dĩ. Theo chiều hướng này, năng lực chúng ta có thểđạt tới được với tư cách là một loài vượt rất xa cái mà mã di truyền đã quy định.
Tuy nhiên, cái tiềm năng vô hạn này không bao giờ có thể phát triển được đầy đủ dưới chủ nghĩa tư bản. Sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất, cùng với nó làđòi hỏi luôn luôn về lượng lợi nhuận ngày càng lớn hơn, là một rào cản lớn đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất; của sự phát triển khoa học và kỹ thuật. Thay vìđưa nhân loại tiến lên, và sử dụng tri thức tích lũy trong hàng thiên niên kỷ, chủ nghĩa tư bản lại ném hàng triệu người vào cảnh nghèo khó vàđe dọa đưa chúng ta quay trở về lại với cấp độ của thời kỳ dã man. Chúng ta chỉ có thể sử dụng được đầy đủ tiềm năng của mình với tư cách là một loài bằng cách lập kế hoạch một cách dân chủ xã hội của chúng và sử dụng lực lượng sản xuất vĩđại mà chúng ta cóđểđem lại điều tốt đẹp cho con người, chứ không phải để chạy theo lợi nhuận. Với tư cách là một loài, chúng ta tiến hóa với một tiềm năng rất lớn. Bộ não của chúng ta có thể tư duy được những thứ phức tạp nhất. Chủ nghĩa tư bản không phải là là nền văn minh cuối cùng của loài người, nó chỉ là một lát cắt trong một bức trang rộng lớn hơn. Để tiến tới một trạng thái văn minh hơn với tư cách loài chúng ta đầu tiên phải vượt qua được chủ nghĩa tư bản và chấm dứt sự cùng khổ mà nó tạo ra. Tức có nghĩa là tiến lên chủ nghĩa xã hội!
Biên dịch bởi Ngô Minh Tuấn