Other languages Albanian Belarusian Bengali Catalan Chinese Czech Danish Dutch Esperanto Japanese Georgian Kurdish Pashto Hindi Malay Indonesian Persian Greek Gaeilge Hungarian Vietnamese Turkish Swedish Hebrew Polish Russian Romanian Korean Slovenian Thai Nepali Serbo-Croatian Galician Norwegian Macedonian Burmese

Đây là bản tóm tắt cho Tư bản, Tập I, được viết bởi Engels vào năm 1868. Ngay sau khi bộ Tư bản được phát hành Engels đã bắt đầu xây dựng một bản tổng kết toàn diện cho nó.

Nếu như ở thế kỷ thứ XVI và XVII — thời kỳ ấu trĩ ấy của xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại — lòng thèm khát phổ biến đối với vàng đã thúc đẩy các dân tộc và các vương hầu mở những cuộc viễn chinh thập tự vượt biển để đuổi theo chiếc bát thánh bằng vàng4), thì những người đầu tiên giải thích thế giới hiện đại, tức những người sáng lập ra chủ nghĩa tiền tệ — mà một trong những biến thể của nó là chủ nghĩa trọng thương — lại tuyên bố rằng vàng và bạc, tức tiền tệ, là của cải duy nhất. Họ đã tuyên bố rất đúng rằng sứ mệnh của xã hội tư bản chủ nghĩa là "làm tiền", do đó, xét về phương tiện lưu thông hàng hóa giản đơn, là lập kho báu vĩnh viễn không bao giờ bị mối mọt và bị rỉ cả.

...

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa lúc đầu nắm nền lưu thông kim khí như là nắm một bộ máy đã được chuyển giao lại cho nó dưới dạng đã có sẵn; bộ máy này tuy biến đổi dần dần, nhưng bao giờ cũng vẫn giữ lại cơ cấu cơ bản của nó. Tại sao vàng và bạc được dùng làm vật liệu tiền tệ chứ không phải là các hàng hóa khác, vấn đề đó vượt qua ngoài phạm vi chế độ tự bản. Cho nên chúng tôi chỉ xin trình bày vắn tắt những luận điểm cơ bản nhất mà thôi.

Khác với tiền đúc, vàng trở thành tiền tệ, trước hết bằng cách rút khỏi lưu thông dưới hình thức tiền tệ cất trữ, rồi sau đó lại trở vào lưu thông không phải với tư cách là phương tiện lưu thông, và sau cùng, bằng cách phá vỡ các giới hạn của lưu thông trong nước để làm chức năng vật ngang giá chung trong thế giới hàng hóa. Do đó vàng trở thành tiền tệ thế giới.

Tới đây, tiền tệ được phân biệt với phương tiện lưu thông dưới hai hình thái tiền đúc tiềm tàng của tiền tệ cất trữ. Trong sự chuyển hóa nhất thời của tiền đúc thành tiền tệ, hình thái thứ nhất đã phản ánh sự việc là khâu thứ hai của H – T – H, tức là mua T – H, phải được phân tán thành một loạt lần mua nối tiếp nhau trong phạm vi một lĩnh vực lưu thông nhất định. Còn việc cất trữ tiền tệ thì chỉ dựa trên việc tách hành vi H – T ra, tức là hành vi đó không phát triển thành T – H; hay nó chỉ là sự phát triển độc lập của sự chuyển hoá hình thái lần thứ nhất của hàng hoá; nó là tiền tệ mà ở đây đã phát triển thành phương thức tồn tại đã được chuyển nhượng của tất cả mọi hàng hóa, đối lập

...

Khác với tiền đúc và là kết quả của quá trình lưu thông dưới hình thái H – T – H, tiền tệ trở thành điểm xuất phát của quá trình lưu thông dưới hình thái T – H – T, tức là quá trình đổi tiền lấy hàng hoá để rồi đổi hàng hoá lấy tiền. Trong công thức H – T – H, hàng hoá là điểm xuất phát và là điểm kết thúc của cuộc vận động, còn trong công thức T – H – T thì tiền là điểm xuất phát và là điểm kết thúc của cuộc vận động. Trong công thức đầu, tiền là môi giới cho việc trao đổi hàng hoá; còn trong công thức sau, hàng hoá làm môi giới cho việc tiền biến thành tiền. Trong công thức đầu, tiền là phương tiện đơn thuần, còn trong công thức thứ hai thì tiền biểu hiện là mục đích cuối cùng của lưu

...

Với chức năng của nó là phương tiện lưu thông, vàng nhận được một Fasson riêng của nó [ở đây ghi đúng theo bản tiếng Đức; tập 13 Toàn tập ghi là Facon, tức dùng từ façon trong bản tiếng Pháp, ghi chú nghĩa là hình thức; bản tiếng Anh dùng từ shape — B. T.], nó trở thành tiền đúc. Để cho sự lưu thông của nó không gián đoạn vì những khó khăn về kỹ thuật, nó được đúc thành tiền dựa theo bản vị tiền kế toán. Những mẩu vàng mà nét khác và hình dạng chỉ rõ chúng chứa đựng những trọng lượng vàng thể hiện trong những tên gọi của tiền kế toán như pao [pound— B. T.] xtéc-linh [sterling— B. T.], si-linh

...

Trong quá trình xác định giá cả, sau khi hàng hóa đã có được cái hình thái khiến cho nó có thể lưu thông được, và sau khi vàng đã có được cái tính chất tiền tệ của nó, thì sự lưu thông liền làm cho những mâu thuẫn nằm sẵn trong quá trình trao đổi hàng hóa biểu lộ ra, đồng thời nó cũng giải quyết những mâu thuẫn đó. Sự trao đổi hàng hóa thật sự, tức là sự trao đổi chất của xã hội, diễn ra dưới hình thức một sự biến đổi hình thái trong đó bộc lộ tính chất hai mặt của hàng hóa với tư cách là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, nhưng đồng thời sự biến đổi hình thái của chính bản thân hàng hóa cũng kết tinh lại dưới những hình thái tiền tệ nhất định. Miêu tả sự biến đổi hình thái đó, tức là

...

Do việc hàng hóa dưới hình thái giá cả chỉ được chuyển hóa thành vàng trên ý niệm và do đó vàng chỉ chuyển hóa thành tiền trên ý niệm, nên đã sinh ra học thuyết đơn vị thước đo tiền tệ trên ý niệm. Vì trong việc xác định giá cả, vàng và bạc chỉ là vàng và bạc trên ý niệm, chỉ làm chức năng tiền tệ để tính toán, nên người ta đã cho rằng các chữ pao [pound— B. T.] xtéc-linh [sterling— B. T.], si-linh [shilling— B. T.], pen-ni [penny— B. T.], ta-le [thaler— B. T.], phrăng [franc— B. T.], v. v., không phải để chỉ những phần trọng lượng vàng hay bạc, hay là chỉ lao động đã vật

...

Trong một cuộc tranh cãi ở nghị viện về các đạo luật ngân hàng của ông Robert Peel năm 1844 và 1845[1], Gladstone đã nhận xét rằng ngay tình yêu cũng không làm cho nhiều người bị mất trí như­ việc nghiền ngẫm về bản chất tiền tệ. Gladstone nói về ng­ười Anh và nói với ngư­ời Anh. Ng­ược lại, người Hà Lan — những ngư­ời từ lâu đã có một "trí thông minh thần kỳ" về các việc đầu cơ tiền tệ, tuy Petty không tin như­ vậy, — lại không bao giờ để mất cái trí thông minh của họ ngay cả khi suy luận trừu tượng về tiền tệ.

Thoạt nhìn, của cải trong chế độ tư sản biểu hiện ra là một đống hàng hóa khổng lồ và từng hàng hoá là hình thái tồn tại đơn giản nhất của nó. Nhưng mỗi hàng hóa lại thể hiện dưới hai mặt là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi(1).

Tôi xem xét hệ thống kinh tế tư sản theo thứ tự sau đây: tư bản, sở hữu ruộng đất, lao động làm thuê, nhà nước, ngoại thương, thị trường thế giới. Trong ba mục đầu, tôi nghiên cứu điều kiện sinh hoạt kinh tế của ba giai cấp lớn hợp thành xã hội tư sản hiện đại; còn mối liên hệ lẫn nhau giữa ba mục sau thì rất rõ ràng. Phần thứ nhất trong quyển một, bàn về tư bản, gồm mấy chương như sau:

No pasa un sólo día sin que Carabineros de Chile haga noticia por su brutalidad, corrupción e incompetencia. El miércoles 18 de noviembre, se viralizaron imágenes donde balearon a dos menores de edad, en un centro que colabora con el SENAME en Talcahuano. El presidente en su estilo indolente se refirió a los niños como “accidentados”. Los hechos provocaron finalmente la salida del Director General Mario Rozas, en el cargo desde diciembre 2018, por tanto responsable desde el “estallido” de las más de 8 mil denuncias por violaciones a DDHH. 1,315 de estas a menores de 18 años, 364 denuncias por violencia sexual y 460 víctimas de trauma ocular (datos a Junio 2020). ¿Qué pasa realmente en

...